Thực hiện chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị Trung ương 6,
Khóa XIII diễn ra từ ngày 3 - 9/10/2022 đã thành công tốt đẹp. Tại Hội nghị lần
này, Trung ương đã xem xét, quyết định một số vấn đề hệ trọng. Trong đó, có
những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội như: Tình hình kinh tế
- xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; định
hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống
chính trị.
Tuy nhiên, ngay sau khi Hội nghị Trung ương 6, Khóa XIII kết thúc,
các thế lực thù địch, phản động đã tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận những kết
quả quan trọng của Hội nghị. Mục đích của chúng là tạo ra những luồng dư luận
xấu, phá vỡ sự đồng thuận xã hội; gây khó khăn cho việc triển khai những nội dung
đã được quyết định tại Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII.
Cụ thể, ngày 09/10/2022 trên trang facebook Việt Tân tán phát bài
“Hội nghị Trung ương VI của Đảng Cộng sản kết thúc trong bế tắc” nội dung phủ
nhận các kết quả quan trọng của Hội nghị Trung ương 6. Đặc biệt là phủ nhận
những thành quả đạt được trong công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; kêu gọi thực hiện chế độ đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam...
Trước hết, có
thể thấy những luận điệu nói trên là hoàn toàn phi lý và vô căn cứ; là sự bịa
đặt và phủ nhận trắng trợn thành quả trong công tác xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời gian
qua. Tại Việt Nam, mô hình Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển gắn liền với những cơ
sở lý luận và thực tiễn vững chắc. Quan điểm của Đảng ta về Nhà nước pháp
quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là quá trình
đúc kết, kế thừa có chọn lọc tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư
tưởng nhân loại và là sự vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở nước
ta. Đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, dân
tộc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội khẳng định: “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo”, được cụ thể hóa
tại Khoản 1, Điều 2, Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân”. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của
đất nước là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị....
Thứ hai, thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, có bước phát triển mới. Cụ
thể: hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; nội dung, phương thức
quản lý nhà nước từng bước điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển đất
nước và thông lệ quốc tế. Tổ chức bộ máy nhà nước từng bước được kiện toàn theo
hướng tinh giản biên chế, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Kỷ luật,
kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước được tăng cường. Thực hiện công
khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, đối thoại, tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo; tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công
dân. Việc thực hiện mục tiêu “kép” vừa phát triển kinh tế, vừa phòng,
chống COVID-19 hiệu quả, đã chứng minh tính ưu việt của chế độ, khả năng quản
trị quốc gia tốt, bản lĩnh và khả năng ứng phó với thách thức của Đảng và Nhà
nước ta. Nó góp phần làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn rằng, toàn Đảng,
toàn dân ta đang đi đúng hướng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Đồng thời, phản bác mọi xuyên tạc của các thế lực thù địch
về bản chất của chế độ ta, tính hiệu lực, hiệu quả của Đảng và Nhà nước ta.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực diễn biến rất nhanh chóng,
phức tạp, khó dự báo. Đất nước ta đang thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng với những mục tiêu và khát vọng đưa nước ta trở thành một nước phát triển
có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI. Trong bối
cảnh đó, việc thực hiện những nội dung trong Hội nghị Trung ương VI khóa XIII,
đặc biệt là vấn đề về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” dưới sự lãnh đạo của Đảng
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một xu thế khách quan, mang tính quy luật;
tạo sự đồng thuận và quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một
nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét