1. Vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt
Nam
Hiến pháp năm 2013
đã dành Chương 2 để quy định về quyền con người, quyền công dân. Đó là một bước
tiến lớn trong lộ trình phấn đấu của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm
quyền tự do, dân chủ của con người. Việc bảo đảm thực thi quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính sách nhất quán của
Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và
được thể chế hóa trong các bộ luật liên quan.Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp,
lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”(6). Hay
khoản 1, Điều 3, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng khẳng định: “Mọi công
dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận
thông tin”(7). Trong quá trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật,
vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và
bảo vệ. Điều 13, Luật Báo chí (sửa đổi, bổ sung năm 2016) quy định trách nhiệm
của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của
công dân: “1. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự
do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai
trò của mình. 2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được
Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức và công dân. 3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và
phát sóng”(8).
Có
thể thấy tốc độ tăng trưởng vượt bậc của ngành thông tin truyền thông. Tỷ lệ hộ
gia đình kết nối internet ở Việt Nam lên đến 75%, gấp 1,5 lần tỷ lệ trung bình
trên thế giới, cho thấy mức độ tiếp cận thông tin của người dân đã trở nên sâu
rộng hơn bao giờ hết. Số mạng xã hội được cấp phép tăng lên nhanh chóng, gấp
hơn ba lần trong giai đoạn 2016-2020. Đó là những minh chứng khẳng định thành tựu
to lớn, vững chắc trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt
Nam.
2. Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng tự do
ngôn luận, tự do báo chí
Trong bối cảnh toàn
cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh
về lợi ích giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt, nhiều khó khăn, thách thức mới
đã và đang nảy sinh. Các thế lực phản động không ngừng thực hiện mưu đồ chống
phá, hòng xóa bỏ CNXH ở Việt Nam bằng nhiều âm mưu và thủ đoạn mới. Âm mưu, thủ
đoạn của chúng rất đa dạng, song có thể nhận diện ở các biểu hiện chủ yếu sau
đây:
Một là, thổi phồng,
cường điệu hóa những khó khăn, bất cập, hạn chế trong công tác quản lý, điều
hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước nhằm phủ nhận bản chất tốt đẹp của chế độ
ta.
Hai là, xuyên tạc,
hạ thấp, phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng cũng như các thành tựu của cách mạng
Việt Nam.
Ba là, tung hô, ca
ngợi một chiều nền dân chủ ở các quốc gia phương Tây.
Bốn là, kích động
các biểu hiện chống đối của một bộ phận người dân, cổ xúy các nhân vật bất mãn,
cơ hội chính trị.
Năm là, xuyên tạc đời
tư của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước.
Để đấu tranh với
các âm mưu, thủ đoạn đó, vấn đề cấp thiết là phải bóc trần các thủ thuật xuyên
tạc, nhân danh tự do ngôn luận, tự do báo chí để che đậy dã tâm chống phá đất
nước. Chúng cố tình không đề cập quy định pháp luật của các quốc gia, trong đó
có Việt Nam, về hướng dẫn thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một
cách phù hợp.
3. Giải pháp nhằm đấu tranh phòng, chống
lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí
Để
thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách chân chính, phù hợp, vì
sự phát triển bền vững của đất nước, ngăn ngừa việc lợi dụng quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí để xuyên tạc sự thật, bóp méo thông tin để lôi kéo, kích động,
gây mất an ninh trật tự, phá hoại đất nước, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục
hoàn thiện các quy định của Ðảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí
Thứ hai, nâng cao
trách nhiệm của cấp ủy đảng và đội ngũ đảng viên
Thứ ba, phát huy
vai trò trách nhiệm của cơ quan báo chí và đội ngũ phóng viên, người làm báo
Thứ tư, phát huy
trách nhiệm của công dân đối với đất nước
Mỗi người dân cần
nâng cao cảnh giác, tỉnh táo trước những thông tin trái chiều, xuyên tạc, không
để những phần tử xấu, các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, xúi giục. Mỗi
công dân cần góp tiếng nói, hình thành dư luận xã hội rộng rãi để vạch trần,
lên án các hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, xâm hại lợi
ích quốc gia, dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét