Ngày 23/9/2022,
trên trang blog Đối thoại, tán phát bài “Bộ trưởng Bộ Công an thu hồi tên miền
bị xác định vi phạm Luật An ninh mạng từ ngày 01/10”; ngày 25/9/2022, trên
trang facebook Việt Tân, đối tượng Diễm Quỳnh tán phát bài “Cộng sản Việt Nam
đang tăng cường bóp nghẹt tự do thông tin”…, nội dung xuyên tạc Luật An ninh
mạng năm 2018 và Nghị Định số 53/2022/NĐ-CP, ngày 15/8/2022 của Chính phủ về “Quy định chi tiết một số điều của Luật An
ninh mạng”; vu cáo Việt Nam “đàn áp” tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do
thông tin; kích động người dân đấu tranh xóa bỏ Luật An ninh mạng.
Với cách nhìn
toàn diện, chúng ta có thể khẳng định những luận điệu trên là sai trái, suy diễn, xuyên tạc kích động,
bôi nhọ, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa. mỗi
chúng ta cần tỉnh táo, nhận diện và kiên quyết đấu tranh làm thất bại những
luận điệu xuyên tạc đó, nhằm bảo đảm quyền tự do thông tin của mỗi người và
khẳng định tính cách mạng, khoa học của Luật An ninh mạng Việt Nam.
Sự ra đời của
Luật An ninh mạng có cơ sở lý luận, thực tiễn, pháp lý vững chắc, được dư luận
trong và ngoài nước hết sức quan tâm, đồng tình, ủng hộ; coi đó là cơ sở pháp
lý quan trọng đảm bảo cho Nhà nước Việt Nam thực thi bảo vệ chủ quyền, an ninh
quốc gia, quyền con người, quyền công dân ngày càng tốt hơn. Thế nhưng, lợi
dụng sự kiện này, núp dưới chiêu trò “yêu nước”, “tự do ngôn luận”, “phản
biện”,… một số tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã dùng mọi thủ đoạn để
phản bác, xuyên tạc Luật, gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự ngờ vực trong dư
luận xã hội; tập trung kích động, lôi kéo tụ tập đông người, biểu tình trái
phép, thậm chí có hành vi quá khích, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội, v.v. Mục đích cuối cùng của họ là biến biểu tình, gây rối thành
bạo loạn chống đối chủ trương, đường lối của Đảng, tiến tới xóa bỏ chế độ chính
trị xã hội ở Việt Nam. Bởi lẽ, khi Luật An ninh mạng đi vào cuộc sống, thì họ
sẽ không thể tự tung, tự tác trên không gian mạng; mất đi một công cụ đắc lực
để thực hiện mưu đồ đen tối chống phá cách mạng Việt Nam.
Thực tế, sự ra đời của Luật An ninh mạng có cơ sở lý luận, thực
tiễn, pháp lý vững chắc, được dư luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm,
đồng tình, ủng hộ; coi đó là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho Nhà nước Việt
Nam thực thi bảo vệ chủ quyền, an
ninh quốc gia và quyền con người, quyền công dân, trật tự, an toàn xã hội trên
không gian mạng. Việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực
hiện Luật An ninh mạng là khách quan, cấp thiết, phù hợp với Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều
bình đẳng, sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Luật An ninh mạng đã
được Quốc hội thông qua, được Chủ tịch nước ký lệnh ban hành thì đạo luật đó
phải được tôn trọng, thực thi. Vì thế, không thể tiếp tay cho các thế lực xấu
lợi dụng cái gọi là “bất tuân dân sự” để phá hoại sự thượng tôn pháp luật bằng
những thông tin vu vơ, không có cơ sở.
Trước sự xuyên tạc
trắng trợn của các thế lực thù địch, chúng ta càng phải tăng cường hơn nữa sự
lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động thông tin và việc chấp hành Luật An ninh
mạng. Tiếp tục nghiên cứu, nắm chắc Luật và Nghị định của Chính phủ, trên cơ sở
đó, quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trên lĩnh vực an ninh mạng
bảo đảm đúng pháp luật. Đồng thời, nâng cao cảnh giác cách mạng, nhận diện và
kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, vu
khống trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền ở nước ta.
Đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội, hơn bao giờ hết càng phải nâng cao cảnh giác, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định của Bộ Quốc phòng và từng đơn vị; giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, bảo đảm bí mật quốc gia, bí mật quân sự, an toàn tuyệt đối trong đơn vị, nhất là Thông tư số 166/2020/TT-BQP ngày 25/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “Quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Bộ Quốc phòng”; tham gia có hiệu quả hoạt động của “Lực lượng 47” đấu tranh trên không gian mạng, không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét