Trong
thời gian gần đây, tình hình an ninh mạng trong nước cũng như thế giới vẫn diễn
biến phức tạp và ngày càng nhiều vấn đề xung quanh các hoạt động trên không
gian mạng như: Tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng của các quốc gia; tấn
công hệ thống giám sát điều khiển công nghệ, các chiến dịch tấn công lây nhiễm,
cài cắm mã độc, chiếm đoạt, đánh cắp thông tin cá nhân và dữ liệu người dùng để
sử dụng vào mục đích chính trị, an ninh, quốc phòng.
Nước ta đã và
đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào không gian mạng toàn cầu. Hệ thống mạng
viễn thông, internet của nước ta kết nối trực tiếp với mạng viễn thông,
internet quốc tế. Do đó, chúng ta cũng đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình
hình, diễn biến phức tạp của an ninh mạng thế giới. Các thế lực thù địch, tổ
chức phản động lưu vong và đối tượng chống đối tăng cường hoạt động lợi dụng
không gian mạng với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, triệt để sử dụng
những dịch vụ mới nhất, công nghệ tiên tiến nhất của hệ thống mạng viễn thông,
internet nhằm phá hoại đất nước ta.
Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng,
phát triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh và đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Nhiều chính
sách, pháp luật được ban hành, như: Luật An ninh mạng; Luật An toàn thông tin
mạng; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó,
nổi bật là Nghị quyết số 52 ngày 27/9/2019, của Bộ Chính trị “Về một số chủ
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”,
các chủ trương về bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, bảo vệ an ninh mạng quốc
gia nhằm nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ cũng như năng lực bảo đảm an
ninh mạng, phòng, chống chiến tranh mạng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình an ninh mạng
tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, không gian mạng tiếp tục là mục tiêu
trọng yếu của các cuộc tấn công, là môi trường chủ yếu để tiến hành các hoạt
động gián điệp, khủng bố, phá hoại, thực hiện các hành vi phạm tội ngày càng
gia tăng; đặc biệt là tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá Đảng,
Nhà nước của các thế lực thù địch, các tổ chức tội phạm đã đặt đất nước ta
trước những nguy cơ, thách thức về an ninh mạng.
Thời gian gần đây, Bộ Thông tin- Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan
chức năng xử lý, ngăn chặn hàng trăm trang mạng phát tán hình ảnh, video văn
hóa đồi trụy, các trò chơi trực tuyến (game online) không phép, các trang game
bài, cờ bạc, các trang web khiêu dâm có tính chất tiêu cực đối với thế hệ trẻ,
gỡ hàng trăm tài khoản Facebook giả mạo cá nhân, tổ chức chuyên tung tin kích
động chống phá nhà nước Việt Nam; nhiều bài viết đăng thông tin sai sự thật,
tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm, gây mất uy tín
nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Để nắm bắt kịp thời cơ hội và phòng ngừa, ứng phó, hạn chế tác động tiêu
cực đối với an ninh đất nước từ không gian mạng, các cơ quan, đơn vị cần tiếp
tục tập trung triển khai có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của
Đảng về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đi đôi với bảo đảm an toàn
thông tin, an ninh mạng, trọng tâm là Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị “Về một
số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư”. Tổ chức thực hiện nghiêm Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng,
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; quản lý chặt chẽ
các loại hình dịch vụ viễn thông. Tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm an
ninh mạng và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng. Triển khai
đồng bộ các giải pháp để đấu tranh, ngăn chặn sớm các hoạt động tấn công mạng,
gián điệp mạng, âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động
lợi dụng mạng để phá hoại khối đại đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét