Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

CHỐNG “TIÊU CỰC” ĐỎ RỰC “LÒ THAN”, TIÊU TAN “THAM NHŨNG”, “SUY THOÁI”…


Sau Phiên họp lần thứ 20 (ngày 8-8-2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và phát biểu, kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về quyết tâm chính trị của Đảng ta là đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng gắn liền với đấu tranh chống tiêu cực tiêu cực, một số người thiếu thiện chí với Đảng, Nhà nước ta đã vội cho rằng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là một “tất yếu khách quan” của “chế độ một đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo” và là căn bệnh của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa do thiếu dân chủ, “không có nhân quyền” sinh ra; nó không liên quan gì đến “tiêu cực” và đấu tranh phòng, chống “tiêu cực” bởi vì bệnh này đã có từ “bốn ngàn năm lịch sử”, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì tiêu cực tràn lan.

Dụng ý của họ là không đồng tình với qua điểm của Ban Chỉ đạo Trung ương về việc bổ sung them nhiệm vụ “chống tiêu cực” gắn liền với chống tham nhũng. Họ coi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là “căn bệnh nan y khó tránh khỏi” do chế độ đảng cộng sản duy nhất cầm quyền sinh ra và quy kết nguyên nhân chính là do nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đem lại. Từ đó, họ kêu gọi Đảng ta từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; thậm chí lên giọng đe dọa: nếu Đảng ta cứ tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và tiếp tục đi theo con đường xã hội chủ nghĩa thì tham nhũng, tiêu cực sẽ tràn lan, khó diệt trừ; công cuộc đổi mới sẽ thất bại.

Thoạt nghe những điều kiến giải trên, không ít người “nhẹ dạ, cả tin” do thiếu thông tin đa chiều nên đã vội tán dương, đồng tình; coi họ là “đại biểu cấp tiến”, “có tâm huyết, có trách nhiệm với vận mệnh của quốc gia - dân tộc”, thậm chí đã bị mờ mắt, lầm tưởng các luận điệu trên là đúng. Vì thế, họ đã phao tin, tỏ rõ sự nghi ngờ về sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta về đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống gắn với đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Không ít người dân đã dao động lập trường, muốn thay đổi mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam do Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn từ những năm đầu thế kỷ XX.

Đặc biệt, sau khi nghe đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định quan điểm của Đảng ta về mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bài viết “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” và định hướng mới về nhận thức lý luận của Đảng tại Hội nghị tổng kết công tác của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021 thì một số người đã tung tin cho rằng phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư là cuộc tuyên chiến mới với tham nhũng, tiêu cực. Lẽ ra họ phải mừng nhưng lại “đánh tráo khái niệm”, cho rằng ở nước nhiều “tiêu cực”, lắm tham nhũng như thế thì không thể đi lên chủ nghĩa xã hội, rồi họ kết luận: Đảng không lo chống Covid-19 và phát triển kinh tế, “chỉ lay hoay chống tham nhũng, tiêu cực”.

Vì lẽ đó, họ khuyên can Đảng ta cần phải nhìn nhận lại mọi vấn đề, nhất là tính lại con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; rằng Đảng phải có cách tiếp cận mới để xác định lại con đường, tính lại bước đi cho hợp thời hơn với hoàn cảnh của Việt nam, đã đến lúc Đảng phải học kinh nghiệm của các nước tư bản, phải dựa hẳn vào phương Tây để phát triển kinh tế, xây dựng chế độ dân chủ và chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo họ, cách tốt nhất là Việt Nam phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; dỡ bỏ mọi rào cản để kinh tế tư nhân phát triển, làm giầu, chứ không thể “ngựa quen đường cũ - đi theo con đường chủ nghĩa xã hội”. Theo đó, họ quả quyết rằng chỉ có đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thì mới tạo ra động lực phát triển “đột phá”; Việt Nam sẽ “lột xác”, mạnh lên, “tiêu cực” và suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cũng theo đó, tự nó tiêu vong. Đảng ta không cần phải thành lập ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực... từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở; không cần phải kêu gọi nhân dân, ra nghị quyết, ban bố các điều quy định cấm đảng viên không được làm; không cần phải bổ sung hai từ “tiêu cực” ngay sau “tham nhũng” như Phiên họp lần thứ 20 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đặt ra vì “làm kép” như thế chỉ thêm “rối bận”, thêm phức tạp tình hình. Họ cho rằng “tiêu cực” là “tiêu cực”, nó không thuộc phạm vi “tham nhũng”; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã không đủ sức chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thì nay lại thêm chức năng, nhiệu vụ mới: chống cả “tiêu cực”, đó là điều quá sức, “ôm đồm”, Đảng tự “đeo gông vào cổ”, v.v..

Ở khía cạnh khác, một số người lại vin vào cái cớ Nghị quyết Đại hội XIII và các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII của Đảng đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đề cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc học tập, nêu gương thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, phấn đấu làm cho Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ…, Họ cho rằng việc Đảng “lo lắng” như thế là thái quá, đã tạo cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề ấy để xuyên tạc, bóp méo sự thật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của Đảng ta. Có người thiếu thiện chí còn cho rằng, Đảng ta đã tự thừa nhận có suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; có tham nhũng và tiêu cực, nghĩa là Đảng “đã mất tính cách mạng”, “không đủ bản lĩnh và trí tuệ” để lãnh đạo cách mạng, buộc Đảng phải hô hào cán bộ, đảng viên đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn lại Đảng để cứu Đảng.

Họ cố tình dùng mọi thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn xảo trá nhất để chống Đảng, từ việc dụ dỗ, lôi kéo, tập hợp các phần tử cơ hội, bất mãn với chế độ, có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta để lập hội, tạo nhóm đến việc trắng trợn vu khống, xuyên tạc sự thật, thổi phồng khuyết điểm, khuếch đại thiếu sót, hạn chế của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, xuyên tạc đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta; coi Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng ta là “lời tự thú về những sai lầm, khuyết điểm” của chế độ đảng độc quyền lãnh đạo và sai lầm của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, từ đó cho rằng Đảng ta “đẻ ra tiêu cực mới”. Họ đã cố tình làm ngơ, không thèm đếm xỉa đến thành tựu hơn 35 năm đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Họ đang cố tình xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vị thế của Đảng, Nhà nước ta trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tách rời đấu tranh chống tiêu cực với đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, v.v.. Việc làm trên là sai trái, hết sức vô lý, không thể chấp nhận.

Bản chất của vấn đề là ở chỗ họ muốn tung hỏa mù để gây rối tình hình, tạo ra mâu thuẫn nhằm chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước với nhân dân; triệt để lợi dụng tình thế này để “đục nước béo cò”, lấy cớ “mượn gió bẻ măng”, tiến tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, gắn với chống tiêu cực để bài xích Phiên họp lần thứ 20 của Ban Chỉ đạo Trung ương (ngày 8-8-2021) và kết luận của đòng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng với đấu tranh chống tiêu cực. Qua đó, thực hiện ý đồ sâu xa là xóa bỏ mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; lái nước ta đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Ý đồ đen tối của họ đã lộ diện, bộ mặt thật của họ đã được phơi bầy, âm mưu, thủ đoạn của họ đã được công khai thông qua thực hiện thủ đoạn, hoạt động “diễn biến hòa bình”, kết hợp với bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, đòi “phi chính trị hóa” quân đội.

Tác hại của việc tách rời nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tiêu cực với đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một số cán bộ, đảng viên đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta là không nhỏ; ác ý của họ là không thể chấp nhận. Vì vậy, ngay lúc này, sự chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lại thử thách bản lĩnh và trí tuệ của cán bộ, đảng viên của Đảng. Hơn bao giờ hết:

(1) Tính chiến đấu của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ phải được thể hiện rõ trong việc kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống lại mọi quan điểm sai trái, phản động, phải chủ động, tích cực kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ đấu tranh loại bỏ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Không cho phép một số người có chức có quyền, đã từng là cán bộ, đảng viên hoặc đang “đội lốt cán bộ, đảng viên” xa đọa, lún sâu vào “vũng bùn” của suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng và tiêu cực để phá hoại công cuộc đổi mới, cả trở việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

(2) Lúc này, cán bộ, đảng viên chiến sĩ phải ra sức đấu tranh, bảo vệ cho được uy tín, vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với Nhà nước và xã hội ta; coi đây là nhiệm vụ cấp bách, là mệnh lệnh của cuộc sống, một đòi hỏi tất yếu khách quan, việc làm cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên chân chính và mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Vì vậy, chúng ta cần phải nêu cao cảnh giác; kien quyết vạch mặt, chỉ rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các chiêu trò tách rời, đối lập đấu tranh phòng, chống tham nhũng với đấu tranh phòng, chống tiêu cực; coi nó không có gì liên quan tới đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay.

(3) Không để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng sơ hở, xuyên tạc kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc gắn chặt đấu tranh phòng, chống tham nhũng với đấu tranh phòng, chống tiêu cực ở nước ta hiện nay. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh vạch trần luận điệu xảo trá khi chúng rùm beng lên rằng, “Đảng Cộng sản Việt Nam đã thú nhận sai lầm về công tác cán bộ, về xây dựng tổ chức biên chế bộ máy quyền lực của Đảng, Nhà nước nên đang kêu gọi “sửa sai” bằng cách: chống tham nhũng gắn với chống tiêu cực.

(4) Trước chiêu trò “quỷ quyệt”, vu khống trắng trợn ấy, mỗi cán bộ, đảng viên cần bình tĩnh xem xét, nhìn nhận thấu đáo mọi vấn đề và tiếp tục làm tốt công tác củ mình, nghiêm túc tự phê bình và phê bình góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sách vững mạnh; làm tốt hơn công tác phản biện xã hội; tự ý thức rõ hơn tinh thần trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, có dũng khí, trí tuệ sáng suốt để bảo vệ lẽ phải, chỉ rõ thật giả, đúng sai của các hiêu trò “ngụy biện”, sai trái của địch; khẳng định sự đúng đắn, lợi ích thiết thực từ mỗi chủ trương, quyết sách vì nước vì dân của Đảng; sớm có biện pháp trấn chỉnh, ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục mọi biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các hiện tượng tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của Đảng, Nhà nước, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ mới.

Đây là một vấn đề hệ trọng, một nhiệm vụ cấp bách trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gắn chặt với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viện hiện nay. Đó là việc làm hữu ích, tràn đầy niềm tin, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tham gia đấu tranh “chống dịch như chống giặc” trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư, mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ hãy xứng đáng với lòng tin, sự kỳ vọng, mong muốn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét