Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

BÀI VIẾT ĐẤU TRANH VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 


“Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là bước phát triển mới về tư duy lý luận, một sự vận dụng độc lập, sáng tạo của Đảng ta”

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là bước phát triển mới về lý luận của Đảng ta trong quá trình đổi mới. Đây là sự vận dụng sáng tạo từ chỉ dẫn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về CNXH và con đường đi lên CNXH, đặc biệt những chỉ dẫn của Lê-nin trong chính sách kinh tế mới; đồng thời, xuất phát từ tổng kết thực tiễn phát triển của Việt Nam giai đoạn vừa qua.

Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.

Đây là sự lựa chọn tự giác con đường và mô hình phát triển trên cơ sở quán triệt chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nắm bắt đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Thực chất nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, nó thể hiện tư duy, quan niệm về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong đó, nổi bật lên các vấn đề về: Mục đích xây dựng và phát triển kinh tế để phát triển xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiến lên CNXH. Về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trường kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội: Quan tâm phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, điều đó được thể hiện trong chủ trương đặt các vấn đề về văn hóa, xã hội ngang hàng với phát triển kinh tế, nổi bật trong phòng chống dịch Covid thời gian qua và trực tiếp hiện nay…

Một vấn đề căn bản trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là chế độ sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu - chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Và đương nhiên, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia, nên thuộc sở hữu toàn dân là hoàn toàn phù hợp; hơn nữa, nhà nước ta công nhận, cho phép và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có quyền sở hữu tài sản, sử dụng đất…

Vậy nên, một số luận điệu đòi “tư hữu về đất đai”, hay phủ nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta được một số đối tượng phải kể đến như đối tượng Phạm Nhật Bình từng phát tán bài “Để phục hồi nền kinh tế” trên trang Facebook Chân Trời Mới Media ngày 23/01/2021 suy cho cùng chỉ là luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả và đi ngược lại lợi ích của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta đã và đang tiếp tục xây dựng.

Những kết quả thực tiễn trong đời sống xã hội chính là những minh chứng rõ nét nhất, khẳng định Đảng ta thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là hoàn toàn đúng đắn, với tư duy đổi mới, cách làm chủ động, sáng tạo, hiệu quả và nó không đối lập với chủ nghĩa xã hội.

Chính điều đó đã tạo sự phát triển ấn tượng trong gần 35 năm qua, đưa Việt Nam từ quốc gia thiếu đói trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều mặt hàng quan trọng, trong năm 2020, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thì GDP nước ta vẫn tăng 2,91%, thuộc nhóm cao nhất thế giới và thu nhập bình quân đầu người đạt mức 2.750 USD/người (tăng 35,6 USD so với năm 2019 và 250 USD so với năm 2018).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét