Những ngày này, nhân dân Việt Nam trên khắp mọi miền của Tổ
quốc đang có nhiều hoạt động nỗ lực, thiết thực chào mừng sự kiện chính trị trọng
đại của đất nước - Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng. Thế nhưng,
đi ngược với không khí tích cực sôi nổi ấy, vẫn xuất hiện tình trạng không ít
việc làm, tiếng nói lạc lõng, thiếu thiện chí, đưa thông tin bịa đặt, xuyên tạc
vu cáo, chống phá Ðảng, Nhà nước, phủ nhận những thành quả mà Ðảng, Nhà nước và
nhân dân ta đã đạt được nhằm gây hoang mang trong dư luận, tác động tiêu cực đến
niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng. Ðó là thái độ cần bị
phản bác, lên án và phê phán nghiêm khắc.
Càng gần tới ngày diễn ra Ðại hội XIII của Ðảng, tình trạng
phát tán thông tin xuyên tạc, bịa đặt càng diễn ra với mức độ gay gắt và tinh
vi hơn. Các thế lực thù địch tìm mọi cách cấu kết trong ngoài chặt chẽ, có sự
phối hợp giữa các cá nhân, hội nhóm và tiến hành theo kiểu chiến dịch ngày càng
ráo riết hơn. Ðể phòng, chống hiệu quả những thông tin xấu độc, xuyên tạc, bịa
đặt, chống phá trước thềm Ðại hội XIII của Ðảng, chúng ta cần phải tiến hành
nhiều biện pháp đồng bộ. Cụ thể, các cơ quan chức năng cần kịp thời phát hiện xử
lý những cá nhân đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật. Các cấp ủy, chính quyền,
đoàn thể cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức,
tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm và năng lực đấu tranh phản bác trong
nhân dân. Ðặc biệt cần phát huy tốt vai trò của báo chí, truyền thông trong định
hướng dư luận và đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc, xuyên tạc, bịa đặt,
chống phá. Các cơ quan báo chí, truyền thông cần xác định đấu tranh làm thất bại
âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" nói chung, đấu tranh phản bác
các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt chống phá Ðại hội XIII của Ðảng nói riêng là
nhiệm vụ chính trị đặc biệt. Trong đó, công tác tuyên truyền đấu tranh cần được
tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ, nâng cao tính thuyết phục, quan tâm giáo dục, thuyết
phục để đông đảo quần chúng nhận diện rõ tâm địa của các thế lực thù địch, phản
động và tác hại của thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Với mỗi cá nhân, cần luôn đề
cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo trong tiếp nhận thông tin, nhất là từ mạng xã
hội, tiếp nhận có kiểm chứng để kịp thời phát hiện và chính kiến trước những
thông tin xấu độc, xuyên tạc, bịa đặt. Từ đó nâng cao "sức đề kháng",
tăng khả năng "miễn dịch", tránh rơi vào bẫy tin giả hoặc a dua, tiếp
tay cho các thế lực thù địch, phản động. Sự đoàn kết nhất trí một lòng của toàn
Ðảng, toàn dân sẽ là sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét