Trận bão tuyết
lịch sử vừa qua ở Mỹ đã cho chúng ta thấy nhiều vấn đề của nước này và đồng
thời cũng khiến ta có cái nhìn mới đáng suy ngẫm về những gì chúng ta đã và
đang thụ hưởng trong nước. Nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao khi xảy ra dịch
bệnh, thiên tai hay thảm họa, nước Mỹ không có sự rầm rộ vào cuộc của cả hệ
thống chính trị trong việc hỗ trợ người dân? Tại sao họ không có những cuộc vận
động quyên góp ủng hộ, những chuyến hành quân đến tâm vùng chịu ảnh hưởng? Và
rất nhiều câu hỏi khác tương tự như vậy. Người ta ngạc nhiên khi nước Mỹ to lớn
nhưng người dân lại đang phải sống trong cảnh khó khăn thiếu điện, nước, chất
đốt... vốn là những nhu cầu tối thiểu. Vấn đề ở đây không phải là kinh tế, vấn
đề là sự khác nhau giữa cách chế độ vận hành. Nếu nước Mỹ tiến hành bao cấp,
bình ổn giá cả, gửi quân đội đến những điểm "lạnh" trong nước thay vì
những điểm "nóng" trên thế giới thì họ đã là một nước XHCN rồi. Họ
không thể hay nói đúng hơn chính xã hội tư bản đã tạo ra những nguyên tắc như
những bức tường không thể phá vỡ nơi mà đồng tiền có uy lực tuyệt đối, mọi
chuyện đều thông qua đồng tiền, quân đội của họ không phải quân đội nhân dân.
Kinh tế không chịu chi phối bởi kinh tế nhà nước, các mặt hàng chủ đạo thuộc
các tập đoàn lớn thì cho dù nói sùi bọt mép cũng chỉ là câu chuyện năn nỉ lòng
thương hại từ các ông chủ giàu sụ mà thôi.
Việt Nam không
giàu như Mĩ nhưng rõ ràng cách mà chế độ XHCN (dù là đang quá độ) ở Việt Nam
đang vận hành đủ để đem nguồn lực nhỏ bé của đất nước để nhường cơm xẻ áo, bảo
đảm đời sống của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Nhiều anh chị phóng
viên báo chí, trí thức cấp tiến các kiểu lâu lâu lại kêu gào đòi tư nhân hóa
điện nước xăng dầu, thoạt nghe rất hay nhưng đến lúc thiếu an ninh năng lượng,
lương thực thì không ai cứu được đâu các anh chị ạ. Các nhà lãnh đạo tầm cao họ
tính cả rồi, bỏ đi mà làm người.
Trở lại với câu
chuyện nước Mỹ, rõ ràng họ không thiếu tiềm lực để khắc phục hậu quả ngay và
luôn. Nhưng họ bị trói buộc bởi những ý thích của những nhà tư bản. Nhà nước
không bao cấp được, cũng không đứng ra nói được vì đó là kinh tế thị trường
không có định hướng. Như vậy, những bất cập của bản thân xã hội tư bản dù được
điều chỉnh thế nào đi nữa vẫn sẽ bộc lộ ra lần sau cao hơn lần trước mà bản
thân chủ nghĩa tư bản không thể điều chỉnh được. Hễ điều chỉnh tức là trở thành
CNXH.
Quá độ nó không rầm rộ mà âm thầm như
vậy thôi. Một nước Mỹ XHCN chắc chắn sẽ ích lợi đối với người dân hơn một nước
Mỹ phục vụ cho thượng tầng tư bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét