Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

 

NHỮNG NỘI DUNG KÝ KẾT VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA

 HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ

Hội nghị được ký kết gồm hai phần:

PHẦN THỨ NHẤT: Chấm dứt xung đột biên giới giữa hai nước, bình thường hoá quan hệ Việt - Trung.

PHẦN THỨ HAI: Gồm bảy điều khoản về vấn đề Campuchia, chủ yếu là:

- Các bên ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh.

- Quân đội Việt Nam rút hết về nước.

- Thành lập Hội đồng hoà giải dân tộc do Norodom Shihanouk làm chủ tịch.

- Tiến tới tổng tuyển cử, thành lập chính quyền mới.

- Sau tổng tuyển cử, các bên phải công nhận và tôn trọng quyền tự quyết của Chính quyền Campuchia mới.

Hội nghị Thành đô là kết quả tất yếu đáp ứng đòi hỏi bức thiết của tình thế đất nước ta thời đó. Nó được tiến hành sòng phẳng, VỊ THẾ HAI BÊN NGANG NGỬA, cả Việt Nam, Trung Quốc và Campuchia đều được hưởng lợi.

Tuy nhiên, BÊN GIÀNH THẮNG LỢI LỚN HƠN CẢ LÀ VIỆT NAM. Vì:

- Nhờ chấm dứt chiến tranh, bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, tiến tới cắm mốc biên giới để từ đó Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế lớn nhất của nước ta.

- Phái Khmer Đỏ dần dần bị loại bỏ, chính quyền của Thủ tướng Hun Sen vẫn vững mạnh nhiều năm qua. Đất nước Campuchia hoà bình, biên giới Tây Nam ổn định.

- Hội nghị là tiền đề giúp ta thực hiện bình thường hoá quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây, sau đó tiến tới xoá bỏ hoàn toàn thế bao vây và cấm vận kinh tế.

- Chấm dứt chiến tranh không những quân đội ta chấm dứt đổ máu mà còn tạo điều kiện cho ta giảm quân từ 1,5 triệu xuống còn 0,5 triệu, giảm chi phí quân sự, tập trung nguồn lực xây dựng kinh tế để nước ta có được vị thế như ngày nay.

Văn kiện kết thúc Cuộc gặp Thành Đô đã ghi: “Hai bên đã trao đổi ý kiến về việc khôi phục quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, từng bước cải thiện quan hệ hai Đảng, hai nước tiến tới thực hiện bình thường hoá”. Biên bản làm việc và các tài liệu khác về cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô khẳng định lập trường và ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ của Đảng ta, góp phần tạo môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.

2. CÓ HAY KHÔNG CÁI GỌI LÀ “MẬT ƯỚC THÀNH ĐÔ”?

Chủ đề “Mật ước Thành Đô” được các đối tượng chống phá tuyên truyền liên tục với cường độ mạnh đến nỗi nhiều người trẻ tin theo, cho rằng chúng có thật; thậm chí đến thời điểm hiện tại vẫn rất nhiều người tin vào lời tuyên truyền của bọn chúng. Tuy nhiên, thông qua tư liệu ở trên về Hội nghị Thành Đô, chúng ta có thể thấy, nội dung ký kết giữa hai lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc tại Hội nghị Thành Đô chủ yếu tập trung vào việc CHẤM DỨT CHIẾN TRANH TẠI CAMPUCHIA, BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ GIỮA HAI NƯỚC.

Trong hội đàm, trao đổi KHÔNG HỀ có vấn đề phía Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự, KHÔNG HỀ có cái gọi là sự thoả thuận rằng: “Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020...”, như thông tin trên một số trang mạng, blog đã đưa.

HÃY NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐỂ THẤY, nếu thật sự Việt Nam trở thành khu tự trị của Trung Quốc vào năm 2020 thì tại sao Trung Quốc phải mất công mất sức trong việc đưa dàn khoan Hải Dương HD981 với hơn 100 tàu lớn và nhỏ các loại để hỗ trợ dàn khoan Hải Dương vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam vào năm 2014 chỉ với mục đích thăm dò, “nắn gân” thái độ của Việt Nam.

Trung Quốc cũng chẳng cần phải ký kết và thực thi Hiệp ước biên giới đất liền Việt – Trung thông qua việc cắm mốc biên giới tại cửa khẩu Tà Lùng (tỉnh Cao Bằng), Ma Lù Thàng (tỉnh Lai Châu), cửa khẩu Thanh Thủy (tỉnh Hà Giang) cùng nhiều cửa khẩu khác. Và nếu thật Việt Nam sẽ trở thành khu tự trị của Trung Quốc vào năm 2020 thì chẳng việc gì Việt Nam phải bỏ nhiều tiền ra để mua máy bay, tàu chiến, tên lửa tối tân của Nga để phục vụ việc phòng thủ, bảo vệ chủ quyền đất nước vì trước sau gì cũng sẽ được Trung Quốc bảo trợ.

Bên cạnh đó, với lực lượng tình báo Mỹ nổi tiếng giỏi “đánh hơi”, tìm kiếm tin tức, nếu biết đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành khu tự trị của Trung Quốc thì tại sao Mỹ lại gỡ bỏ cấm vận cho Việt Nam và có ý định bán vũ khí cho Việt Nam, như thế có khác nào tự làm khó mình.

Cần nhớ thêm một điều, nhân dân Việt Nam đã trải qua bao cuộc đấu tranh chống quân xâm lược từ thời bà Trưng, bà Triệu cho đến cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, tất cả đều mong muốn đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam được sống trong hòa bình, được độc lập, tự chủ. Trong khi đó, những nhà lãnh đạo Việt Nam thập niên 90 của thế kỷ XX đều xuất phát từ những người lãnh đạo, chỉ huy từ các cuộc đấu tranh đó.

Với trí tuệ, bản lĩnh và phẩm chất cách mạng, có thể khẳng định, HỌ KHÔNG BAO GIỜ PHẢN BỘI LẠI LỢI ÍCH CỦA DÂN TỘC, NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN mà sẽ cố gắng làm những gì tốt nhất có thể. Vì thế, chẳng lãnh đạo Việt Nam nào lại chấp nhận đánh đổi sự hy sinh xương máu của bao thế hệ anh hùng dân tộc để giành độc lập chỉ để ký kết một cái “mật ước” mà biết chắc “mật ước” đó sẽ khiến Việt Nam mất quyền tự chủ.

Những năm gần đây, hành vi lấn biển của Trung Quốc không những đã làm cho toàn dân Việt Nam và Kiều bào ta ở nước ngoài vô cùng bức xúc mà dư luận cả thế giới cũng đều lên án. ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA KHÔNG HỀ NHÂN NHƯỢNG, thể hiện rõ quan điểm trong việc giải quyết vấn đề. Mọi hành vi của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa đều bị lên án và yêu cầu chấm dứt ngay lập tức.

Thời gian qua, Bộ Ngoại giao cũng đã nhiều lần kịch liệt phản đối Trung Quốc quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu đưa toàn bộ vũ khí, khí tài ra khỏi các các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng của Việt Nam. Đảng ta, Nhà nước ta nhận thức sâu sắc rằng việc ổn định và phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc là vô cùng quan trọng nhưng CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC LÀ THIÊNG LIÊNG, LÀ BẤT KHẢ XÂM PHẠM mà không có thứ vật chất hay tình cảm nào có thể đổi trao.

Từ những dẫn chứng cứ trên, có thể thấy, các phần tử xấu đã sử dụng thủ đoạn “lập lờ đánh lận con đen” để khoét sâu sự hoài nghi của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Chúng LỢI DỤNG SỰ KIỆN, VẤN ĐỀ CÓ THẬT RỒI CÀI CẤY NHỮNG THÔNG TIN, NHỮNG CHI TIẾT KHÔNG CÓ THẬT do chúng bịa ra nhằm đánh lừa nhận thức người dân để xuyên tạc sự thật, để lôi kéo, kích động chống Đảng, Nhà nước, bài xích đi đến lật đổ chế độ.

Câu chuyện bịa đặt về cái gọi là “Mật ước Thành đô” là một trong rất nhiều những câu chuyện điển hình như vậy và không khó lắm để chúng ta nhận diện sự CỰC KỲ VÔ LÝ của nó. Vô lý vì đã là “mật ước” thì nó phải là thông tin mà không phải ai cũng biết, vậy nên cái gọi là “Mật ước Thành đô” là một sự bịa đặt thông tin lợi dụng sự kiện có thật; vô lý còn bởi nó KHÔNG ĐÚNG VỚI TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC và TINH THẦN QUẬT CƯỜNG CỦA DÂN TỘC qua hàng ngàn năm dựng và giữ nước; và vô lý còn bởi nó ngược với ý nguyện ngàn đời “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TƯ DO” trong dòng lịch sử dân tộc Việt Nam.

                                                            

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét