Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ VÀ SỰ LỐ BỊCH CỦA CÁI GỌI LÀ “VIỆT NAM SẼ TRỞ THÀNH MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC VÀO NĂM 2020”

 

                                                            


Trong năm 2020, “Hội nghị Thành Đô” trở thành chủ đề được các trang mạng phản động liên tục tán phát với các nội dung xuyên tạc khi cho rằng “Hội nghị Thành Đô” là nơi Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết “mật ước” với nội dung thỏa thuận “VIỆT NAM SẼ TRỞ THÀNH KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC VÀO NĂM 2020” (cái mà chúng gọi tắt là “MẬT ƯỚC THÀNH ĐÔ”).

Có thể thấy, khi những chiêu trò tuyên truyền với những luận điệu “cộng sản đàn áp tôn giáo”, “cộng sản đánh dân”… đã trở nên nhàm chán và không còn đem lại hiệu quả thì “Hội nghị Thành Đô” mặc dù là chủ đề không mới, nhưng luôn được các đối tượng chống đối xem là miếng mồi béo bở để đánh vào tâm lý “bài Trung” cực đoan của người dân Việt Nam, qua đó vu cáo, bôi xấu, cho rằng “lãnh đạo, chính quyền Việt Nam bán nước cho Tàu cộng”.

1. SỰ THẬT VỀ HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ

Theo những tài liệu từ trong nước và quốc tế được biết, hội nghị Thành đô là HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH VIỆT NAM – TRUNG QUỐC diễn ra trong hai ngày 03 và 04 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc giữa lãnh đạo cấp cao của hai Đảng. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ giữa hai nước và hai Đảng sau hơn 10 năm căng thẳng về mọi mặt trong bối cảnh cả hai nước gặp nhiều khó khăn, cụ thể:

- VỀ PHÍA VIỆT NAM, từ năm 1979 - 1990, nước ta phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và âm mưu “diễn biến hoà bình” của Mỹ, phương Tây; kinh tế tiến triển rất chậm, thậm chí nhiều ngành đang trên đà suy thoái, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do bị Mỹ bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập khiến nước ngoài không thể đầu tư vào Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị (khoá VI), tháng 5/1988 đã đề ra chủ trương bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và các nước quan trọng khác, phá thế bao vây, cấm vận, tạo dựng môi trường hoà bình, thực hiện công cuộc đổi mới.

- VỀ PHÍA TRUNG QUỐC, sau sự kiện Thiên An Môn (6/1989) Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn về đối nội và đối ngoại, bị Mỹ và phương Tây trừng phạt kinh tế, cô lập về ngoại giao. Để phá thế bị bao vây, cô lập, Trung Quốc ưu tiên giải toả quan hệ với Mỹ và phương Tây, đồng thời đẩy mạnh cải thiện quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét