Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc,
con người có ba nhóm quyền cơ bản gồm Quyền Dân sự, quyền Chính trị và Quyền
Kinh tế, xã hội và Văn hóa. Và đây là mục tiêu mà nhân loại đã dành nhiều thời
gian và công sức để đạt được. Việt Nam chúng ta lựa chọn con đường đi lên Chủ
nghĩa xã hội, xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân cũng để có thể
đem mọi lợi quyền về tay nhân dân. Trong hơn 90 năm qua, từ khi Đảng Cộng sản
Việt Nam được thành lập, Đảng đã luôn kiên trì với mục tiêu lý tưởng đó, đưa
nhân dân ta từ nhân dân một nước nô lệ thành người làm chủ đất nước mình. Trong
hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được gia tăng. Trong sự phát
triển kinh tế đó, chúng ta đã tham gia nhiều sân chơi lớn như Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), tham gia đàm phán, ký kết hơn 10 hiệp định thương mại tự do
song phương và đa phương. Đây là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy sản xuất và xuất
khẩu, là cơ sở để kinh tế phát triển, từ đó tạo nguồn lực để có thể chăm lo cho
người dân nhiều hơn.
Một trong những hiệp định thương mại tự do lớn mà Việt
Nam tiến hành đàm phán trong thời gian dài và có ý nghĩa quan trọng là Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được Nghị viện Châu Âu (EP) phê
chuẩn vào ngày 12/2 vừa qua. Theo đó, FTA nhận được 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu
không ủng hộ và 40 phiếu trống. Tỷ lệ này với IPA là 407/188/53. Ngay sau khi
được Hội đồng châu Âu phê chuẩn, FTA sẽ có hiệu lực. Còn Hiệp định EVFTA sẽ cần
được Hội đồng châu Âu phê duyệt để có hiệu lực. Việc hiệp định EVFTA thông qua
sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn thị trường Châu Âu, thúc
đẩy sản xuất của Việt Nam phát triển. Ấy thế mà trong suốt 8 năm đàm phán thì
một khó khăn lớn nhất, cản trở việc hiệp định sớm được thông qua chính là sự
phản đối, ngăn cản của một số không ít người mượn danh 2 tiếng “nhân quyền”.
Những con người đó có thể chia làm 3 nhóm: đó là một
số nghị sĩ châu Âu, một số người nước ngoài chưa có cái nhìn đúng đắn về tình
hình Việt Nam; số đối tượng phản động ở hải ngoại và số đối tượng rân chủ ở
trong nước. Tuy theo vai trò, vị trí của mình mà những nhóm người trên tiến
hành các hành động tác động và quá trình đàm phán, ký kết hiệp định. Ví dụ như
số đối tượng xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Số đối tượng phản
động ở nước ngoài một mặt hỗ trợ số dân chủ
trong nước, tài trợ, khuyến khích số đối tượng này hoạt động, mặt khác sử dụng
những thông tin sai lệch để lừa phỉnh, để thu tiền và một số ít đối tượng dựa
trên mối quan hệ cá nhân để tác động đến các nghị sĩ Châu Âu. Còn đối với một
số nghị sĩ Châu Âu, một số người nước ngoài chưa có cái nhìn đúng đắn, toàn
diện tại Việt Nam đã đưa ra những phản đối với việc đàm phán và ký hiệp định
này. Điểm chung của 3 nhóm người này đó đều là mượn danh “nhân quyền” để biện
minh cho hoạt động của mình. Khi mà những lợi ích kinh tế là không thể phủ nhận
thì những con người này vẫn tiếp tục dùng con bài “nhân quyền” như công cụ để
chống phá. Thậm chí, khi mà Hiệp định này đã Loading đến 99% chỉ chờ Nghị viện
Châu Âu thông qua thì chúng vẫn không từ bỏ ý định. Chúng đã lợi dụng việc Phạm
Chí Dũng bị bắt, vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm hôm 9/1…để rồi bày ra các hình
thức thư ngỏ như cái gọi là “thư gửi Nghị viện châu Âu” ngày 4-2-2020, họ lớn
tiếng phê phán “số đông” trong INTA “lờ đi những cam kết đã được đề nghị bởi
nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế và Việt Nam”... Thậm chí, có bà nghị viện
Châu Âu lớn tiếng tố cáo Việt Nam “mua chuộc” bằng 1 chai rượu dịp năm mới
trong khi nó được gửi để chúc Giáng sinh từ cả tháng trước. Có thể thấy, “nhân
quyền” là điều mà các đối tượng nhân danh để biến nó thành công cụ để chống
phá, nhưng rồi chính các đối tượng lại muốn tước đi quyền được lao động, tước
đi quyền được sống tốt hơn của người dân Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét