Ở Việt Nam, chúc nhau vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc đã
trở thành phong tục, là một nét đẹp văn hóa. Thế nhưng, những năm gần đây có hiện
tượng, Tết lại trở thành cái cớ để một số cán bộ, công chức, viên chức “ra mắt”,
chào hỏi, nhờ, cậy, lo lót, chạy chọt. Âu cũng là một trong muôn vàn sự “biến
tướng” của hành vi hối lộ, dù Ban Bí thư vừa ký Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày
10-12-2019, yêu cầu không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp;
thực hiện nghiêm chủ trương cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi
hình thức.
Cơ quan tôi có lẽ là một trong số ít cơ quan không có lệ biếu
sếp ngày Tết. Trong khi bạn bè tôi chạy đôn chạy đáo, đau đầu lo chọn quà Tết,
thì tôi lại thảnh thơi, thành ra, tôi như người “âm lịch” trước bạn bè.
Đang ngồi thì điện thoại kêu, hóa ra là anh bạn từng rất được nể phục vì “lên quan” sớm nhất lớp đại học. Giờ này mọi năm, có gọi thì anh bạn “kêu như vạc” vì “bận sấp mặt”. Nay nghe giọng anh bạn kém vui, hóa ra có tâm tư. Thì là thế này.
Đang ngồi thì điện thoại kêu, hóa ra là anh bạn từng rất được nể phục vì “lên quan” sớm nhất lớp đại học. Giờ này mọi năm, có gọi thì anh bạn “kêu như vạc” vì “bận sấp mặt”. Nay nghe giọng anh bạn kém vui, hóa ra có tâm tư. Thì là thế này.
Năm nay đại hội, cũng có người gợi ý cho anh bạn tôi là sao
“ngồi mãi” vị trí này 3 năm nay sau khi đi luân chuyển mà chưa thấy phát triển,
nên hỏi ý tôi cần có “động thái” gì đó không. Anh bạn tôi đủ các bằng cấp, như
tiến sĩ, cao cấp lý luận chính trị, tốt nghiệp lớp cán bộ nguồn, được đào tạo
ngoại ngữ theo Đề án 165 ở Anh... nhưng cứ lận đận mãi. Anh bạn tôi tốt nghiệp
bằng giỏi, sau 2 năm được đề bạt làm thư ký cho chủ tịch tỉnh, 35 tuổi đã được
bổ nhiệm làm phó chánh văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, sau đó luân chuyển về
làm phó bí thư một huyện và đi tận 5 năm mới được về (trong khi có người chỉ đi
chưa tới 1 năm). Luân chuyển về địa phương, anh cũng muốn đóng góp sức mình vào
sự phát triển của địa phương nhưng không được cơ cấu vào thường vụ. Sau khi về,
được bố trí vào vị trí phó giám đốc sở như hiện nay và đã đưa ra chương trình
hành động cụ thể, đề xuất với lãnh đạo tỉnh tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị
khoa học thành công với nhiều giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao vị thế của tỉnh. Thế nhưng, anh bạn tôi không được cơ cấu vào đảng ủy.
Vậy là luân chuyển đi không vào thường vụ, luân chuyển về không vào đảng ủy. Ở
đâu, cũng “đứng ngoài cuộc chơi” dù rằng giữ vị trí lãnh đạo ở một sở quan trọng
của tỉnh. Hôm nay có người gợi rằng, anh là người có năng lực thực sự nhưng
không nhạy bén với thời cuộc nên bị “ngồi mãi một chỗ”. Đại hội đến nơi rồi,
phương án nhân sự đã lên khuôn. Có ai chê chức tước, phẩm vị đâu. Nói mãi nên bạn
tôi cũng sinh ra nghĩ ngợi: “Nếu mình cũng “nhạy bén” theo lời người ta, cũng
bon chen, gặp gỡ, biếu xén, đề đạt, cậy nhờ... thì khác gì những người kia, mà
còn vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước. Nhưng nếu không làm, cứ ngồi mãi đây,
rồi những người chẳng hơn, thậm chí kém xa mình chỉ đạo mình thì thật khó chịu”.
Anh bạn nói thế làm tôi cứ băn khoăn, bảo bạn không nên làm
thì sợ nhỡ có gì bạn lại trách, bảo làm tới thì trái với những điều cán bộ, đảng
viên không được làm. Quan trọng là cái tâm của người đảng viên không cho phép
làm những điều trái với quy định của Đảng, của Nhà nước. Bộ Chính trị đã ban
hành Quyết định số 205- QĐ/TW, ngày 23-9-2019, quy định về việc kiểm soát quyền
lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền áp dụng đối với tổ chức,
cá nhân có liên quan trong công tác cán bộ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng có bài viết với tiêu đề: “Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ
các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, trong đó
nêu rõ quan điểm kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có
tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy cơ cấu;
bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quan liêu, tham nhũng;
bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm; bản thân hoặc
vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất
chính. Với tinh thần quyết liệt và những quy định chặt chẽ của Đảng, những hiện
tượng như, “đánh tiếng”, nhờ cậy, lo lót, cất nhắc, chạy ghế... trước Đại hội
XIII của Đảng không dám nói là không còn nhưng chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều.
Tôi suy nghĩ kỹ và quyết định phải nói với anh bạn tôi không thể, dứt khoát
không thể tồn tại cái suy nghĩ có “động thái” trước đại hội vào dịp Tết được.
Người cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt như bạn tôi càng cần
phải gương mẫu, từ suy nghĩ đến hành động đều phải nêu gương, tin tưởng vào tổ
chức.
Công tác cán bộ là “công việc gốc” của Đảng, do đó, trong bản
thân mỗi người phải tự chiến thắng tư tưởng chạy chức, chạy quyền; đồng thời vận
động, tuyên truyền để bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh không nên và
không dám chạy chức, chạy quyền. Đây chính là một trong những biện pháp quan trọng
góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét