Mới đây , một người bạn ( là cử nhân
CNTT) hỏi tôi rằng “ tại sao bác lại thích XHCN ở Việt Nam , Tư Bản hay hơn mà
?”. Có lẽ khá nhiều bạn của tôi cũng thắc mắc như vậy . Tôi xin chia sẻ vài lý
do tại sao tôi lại thích XHCN. Trước hết là do hiểu biết lịch sử , tôi tin rằng
chế độ XHCN ở Việt Nam và sự lãnh đạo của ĐCS sẽ đảm bảo rằng Việt Nam sẽ luôn
ĐỘC LẬP -TỰ DO và THỐNG NHẤT. Vì 3 thứ đó mà cha ông của tôi đã đổ máu từ ngày
người Pháp nổ súng vào Đà Nẵng 1858 cho tới trưa ngày 30-4-1975.Tất nhiên là
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” , nhưng thường thì người ta chỉ thấy quý
khi bị mất hay bị đe dọa mất , còn cuộc sống hàng ngày cơm ăn , áo mặc, nhà ở,
điện nước, internet phim ảnh , giải trí … vv..vv là thứ chúng ta luôn cần và
phải lao động mới có . XHCN chính là phương thức để số đông đồng bào của tôi
giải quyết những nhu cầu đó Chúng ta nên phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA và CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA. CSCN nghĩa là triệt tiệu hoàn toàn quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ,nói đơn giản là không một cá nhân nào được phép
đầu tư nhà xưởng ( sở hữu tư liệu sản xuất) thuê công nhân làm ra sản phẩm để bán
kiếm lời sau khi trả lương cho công nhân (chiếm đoạt giá trị thặng dư) CNXH
không chú trọng vào việc triệt tiêu quan hệ sản xuất TBCN mà chú trọng vào CÔNG
BẰNG XÃ HỘI . Hiện nay những nước Bắc Âu như Thủy Điển , Na UY , Phần Lan được
xem như gần chạm đến XHCN vì an sinh xã hội của họ rất tốt . Vậy họ đã làm cách
nào để xây dựng một xã hội công bằng . (Công bằng trong giàu có chứ không phải
công bằng trong nghèo đói như Việt Nam thời bao cấp ).Các nước Bắc Âu đó đã có
một quá trình tích lũy tư bản gần hai trăm năm . Phương thức sản xuất TBCN
trong thời gian đó đã tạo ra cho nước họ một lượng của cải cực lớn và một lớp
người có thu nhập cực cao mỗi năm. Và khi thỏa mãn hai điều kiện trên thì chính
sách thuế đóng vai trò quyết định. Anh nào thu nhập càng cao thì đóng thuế càng
nhiều . Và ngân sách nhà nước có được số tiền lớn, từ đó nhà nước chăm lo lại
cho người dân . Nếu Việt Nam đi theo con đường ( cứ xem là đúng đắn) của các
nước Bắc Âu thì chúng ta mất hơn trăm năm mới bằng họ như bây giờ . Tất nhiên có
thể rút ngắn thời gian nếu như được trúng số như anh Hàn Quốc. Và trong suốt
hơn trăm năm đó nhân dân Việt Nam phải trải qua tất cả các vấn nạn (thuộc về
bản chất của TBCN) mà dân Bắc Âu đã phải trả qua : bất công, chênh lệch giàu
nghèo , tầng lớp vô sản bị bóc lột …Như vậy chẳng thể rút ngắn khoảng cách so
với người ta mà còn ăn quả đắng mà người ta từng ăn. XHCN là chìa khóa cho câu
hỏi làm sao rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển mà không hoặc ăn quả
đắng ít hơn. Việt Nam có kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Là một nền
kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế, .Nghĩa là chấp nhận cho phương thức sản xuất
TBCN tồn tại , để nó làm ra của cải và tích lũy của cải..Ngoài vai trò điều
tiết , định hướng , nhà nước còn đảm bảo tính công bằng XH của thể hiện ở hai
điểm : -Thứ nhất , Bất Động sản ,loại tư liệu sản xuất quan trọng và đáng giá
nhất thuộc sỡ hữu toàn dân , do nhà nước quản lý . Các mỏ dầu ,tài nguyên thiên
nhiên, được quốc hữu hóa . -Thứ hai , Nhà Nước đứng ra làm kinh tế thông qua
các Doanh nghiệp nhà nước . Thậm chí ngay cả quân đội cũng làm kinh tế. Như vậy
ngân sách của nhà nước chúng ta ngoài đóng góp từ tiền thuế của người dân thì
lượng lớn là từ Kinh tế Nhà nước. Nếu so Việt Nam với một nước Tư bản nào đó có
cùng GDP và mức thuế tương đương thì Ngân sách của Việt Nam thu vào mỗi năm
nhiều hơn . Nhờ khoản “nhiều hơn” này thì nhà nước có thêm tiền để xây dựng đất
nước (so với các nước tư bản đó) . Các bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi tại sao
những vùng nông thôn không có khu công nghiệp , kinh tế làng nhàng mà dân lại
có đường bê tông để đi , có điện xài , có trạm y tế , có trường mầm non,có nước
sạch, có điện thoại …. hay không ? Tiền nhà nước cả đấy , và xin thưa những nước
có GDP ngang Việt Nam không nhiều nước làm được như Việt Nam. Ngoài vai trò đảm
bảo công bằng xã hội theo cách Nhà nước làm kinh tế thì việc Nhà nước nắm phần
lớn tài sản đất nước là một nguồn vốn khổng lồ mà không một nhà tư bản nào bì
được. Trong kinh doanh thì “mạnh vì gạo bạo vì tiền”, điều này phần nào giải
thích tại sao Kinh tế Trung Quốc phát triển khủng vậy. Cho dù chúng ta có chê
“TQ phát triển không bền vững” ,”người khổng lồ có đôi chân đất sét” , hay “
giàu vì đông dân”vv..vv thì chúng ta cũng không thể phủ nhận TQ là nền kinh tế
thứ hai của thế giới. Họ đạt được vị trí đó chỉ sau 64 năm thống nhất . Nếu lấy
cột mốc 1990 khi các nước XHCN Đông Âu tan rã thì cho đến nay nước nào trong số
đó vươn mình ấn tượng và thành cường quốc ngoại trừ nước Nga vôn đã là một
cường quốc trong LB Xô Viết? Những lý do rất thực tế ,đơn giản như trên làm tôi
yêu thích ,tin tưởng XHCN, các nước châu Mỹ thiên tả cũng đang chuyển dần sang
con đường như Việt Nam đang đi. Đất nước chúng ta còn lắm tiêu cực như tham nhũng
và các DNNN lỗ vv.. Những tiêu cực hiện tại là do chúng ta CHƯA LÀM ĐƯỢC chứ
không phải do bản chất XHCN . Tôi tin rằng XHCN là hướng đến tốt đẹp , công
bằng xã hội. . Xã Hội Tư Bản thì đúng là tư do hơn Việt Nam một số mặt , nhưng
đó là thứ tự do cá nhân lặt vặt : Biểu tình ,lập đảng, ra báo , đóng phim sex ,
kinh doanh mại dâm, khỏa thân …vv( có đổi ra cơm ăn áo mặc được đâu) và cũng
chả là mấy phù hợp với văn hóa Việt Nam . Những thứ tự do kể trên chẳng đáng
vào đâu so với lơi ích dân tộc và đất nước tôi cả .
Nguyễn Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét