Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

CẢNH GIÁC VỚI MỌI THỦ ĐOẠN VÀ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA KẺ THÙ



Nhằm phủ nhận công cuộc đổi mới, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng hiện nay, vấn đề "chống tham nhũng" đang trở thành tâm điểm, mà ở đó các  lực lượng cơ hội chính trị đang dùng nhiều thủ đoạn thâm độc xuyên tạc, vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ liên tục bài bác, phủ nhận đường lối đổi mới của Đảng, xuyên tạc vai trò kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Với mục đích chính trị thâm độc, họ sử dụng nhiều thủ đoạn hết sức tính vi nhằm mục đích hạ bệ vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ triệt để lợi dụng những cán bộ, đảng viên đã thoái hóa, biến chất, những kẻ cơ hội về chính trị làm cái loa tuyên truyền; xuyên tạc ý kiến cán bộ lão thành của Đảng, Nhà nước, quân đội để phục vụ ý đồ thâm độc của mình. Mượn sự bất mãn, "bất đồng chính kiến" của một số người để chứng minh rằng đường lối của Đảng, chế độ XHCN không được nhân dân ta đồng tình ủng hộ; lấy chuyện một số cán bộ, đảng viên yếu về phẩm chất, năng lực, tham nhũng, tiêu cực thổi phồng lên rằng Đảng đã thoái hóa biến chất, không đủ trình độ, không còn tư cách lãnh đạo đất nước.
Lợi dụng tình hình này, họ tuyên truyền, xuyên tạc, cho rằng Đảng ta bất tài, cán bộ năng lực kém, mất dân chủ, không xứng đáng với vai trò lãnh đạo đất nước..  Những người chống đối mưu toan đẩy vụ việc lên thành "trận động đất" hòng làm lung lay vị thế của Đảng ta, hoặc chí ít thì cũng thành "bóng mây phủ Đại hội XIII" của Đảng ta.
Trong toàn bộ kịch bản chống phá CNXH, trước hết, họ đòi phải xóa bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Với lý do, đã chuyển sang KTTT, tức là nền kinh tế đã vận động theo các quy luật vốn có của nó thì cần gì phải có ai giữ vai trò chủ đạo! Có thể nói đây là một mũi tên hiểm độc nhằm tới hai mục tiêu: vừa làm suy yếu để đi tới xóa bỏ kinh tế Nhà nước, phục vụ cho mưu đồ tư nhân hóa toàn bộ nền kinh tế, tạo cơ sở cho việc tự diễn biến chuyển hóa sang chế độ TBCN; vừa làm chệch hướng XHCN nền KTTT của ta. Đúng là, khi chuyển đổi sang nền KTTT định hướng XHCN, các thành phần kinh tế tự do cạnh tranh phát triển theo quy luật và theo quy định của pháp luật. Nhưng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nếu kinh tế Nhà nước không giữ vai trò chủ đạo thì nền kinh tế sẽ vận động theo hướng khác, chứ không thể phát triển theo định hướng XHCN. Hơn nữa, trong điều kiện đất nước tham gia hội nhập kinh tế thế giới, thử hỏi, nếu không có kinh tế Nhà nước đủ mạnh, điều tiết, hỗ trợ thì các thành phần kinh tế khác có thể vươn lên trong hợp tác cạnh tranh với các đối tác nước ngoài được không?
 Phạm Khải


 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét