Do sự phát triển
của các phương tiện kết nối internet, nên khó có thể cấm đoán công dân khai
thác thông tin trong một xã hội thông tin hiện đại. Vấn đề là, chúng ta phải có
những giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu sự truy nhập, tìm kiếm thông tin sai
trái và tác động của nó đối với nhận thức của những đối tượng tiếp cận thông
tin.
Để
làm tốt việc này, cần chú trọng một số nội dung:
1. Luôn nâng cao
kiến thức về mọi mặt, nhất là đối với cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên,…
để họ giữ vững bản lĩnh chính trị, có phương pháp xem xét, tiếp cận thông tin
một cách đúng đắn, khoa học.
2. Nâng cao cảnh
giác, đấu tranh với những nhận thức không đúng, ngộ nhận, mơ hồ trước các nguồn
thông tin ngược chiều với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước.
3. Bản thân mỗi
người có ý thức tự giác, kỷ luật trong quá trình tiếp xúc thông tin; chấp hành
tốt quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin, tích cực đấu tranh chống
phao tin đồn nhảm, lưu truyền thông tin xấu, thông tin thất thiệt.
4. Các cơ quan
hữu quan, cơ quan chuyên trách cần có sự phân loại thông tin, điều chỉnh những
cách thức đấu tranh, hạn chế, bài trừ cho phù hợp.
Theo đó, đối với
nguồn tin do những phần tử phản động tự tổ chức khai thác, đăng tải trên
internet và trên các trang báo mạng quốc tế, chúng ta khó chi phối do hoàn
toàn không nắm thế chủ động và không thể tác động trực tiếp bằng luật pháp hay
các công cụ quản lý khác, thì có thể hạn chế bằng cách:
Một là, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ những thông tin đó xuất
phát từ nguồn nào, nếu thấy bất lợi, cần thiết dùng biện pháp kỹ
thuật ngăn chặn kịp thời.
Hai là,
để tạo sức đề kháng cho mỗi cư dân mạng trước các thông tin sai trái,
thù địch, phải đẩy mạnh cung cấp, cập nhật và tích cực truyền bá
thông tin chính thống để thỏa mãn nhu cầu và quyền tiếp cận thông tin của
nhân dân trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của
Hiến pháp năm 2013 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016./.
Thái Học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét