Từ các cuộc biểu tình
thông thường rồi dẫn đến bạo động lật đổ là một kịch bản đã diễn ra ở các nước
Ả Rập cách đây tám năm vào những năm 2010. Sự việc tưởng chừng như đơn giản khi
một người bán hàng rong ở Tunisia đã bị viên thanh tra đòi hối lộ 7 USD. Đó là
tất cả số tiền mà người đàn ông khốn khổ này kiếm được trong một ngày. Phẫn uất
vì bị thu xe bán hàng, anh ta đã quyết định kết liễu đời mình bằng hành động tự
thiêu, khởi nguồn cho hàng loạt cuộc biểu tình ở Tunisia và nhanh chóng lan ra
các nước lân cận, tạo nên cơn địa chấn “mùa xuân Ảrập”. Hậu quả là nhiều chính
quyền đã bị lật đổ.
Nhưng ở thời điểm hiện
tại sau 8 năm, tổn thất và hậu quả của các cuộc nổi dậy này đang khiến cả thế
giới hãi hùng. Những cuộc nổi dậy mà phương Tây từng ca ngợi là vì tự do và dân
chủ cuối cùng có kết cục trái ngược hoàn toàn: thêm hỗn loạn, đất nước tan rã và
sự nổi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan. Đã có những người muốn mọi thứ trở
lại giai đoạn “tiền mùa Xuân”. Còn viên thanh tra tịch thu quầy hàng của người
bán rong, trong cuộc phỏng vấn với Telegraph đã không giấu nổi sự ân hận khi
nói rằng: “Tôi ước gì mình đã không làm vậy. Tôi khởi đầu Mùa xuân Ảrập. Và giờ
thì chết chóc đang ở khắp nơi, cực đoan thì bùng nổ”.
Tại sao chúng ta lại
nhắc đến sự việc này, bởi thời gian qua việc các đối tượng cơ hội, phản động sử
dụng mạng internet, các công cụ truyền thông trên không gian mạng để kích động,
kêu gọi biểu tình, tuần hành khi trong nước có các sự kiện, các vấn đề xã hội
được quần chúng quan tâm. Có thể kể đến như sự việc Trung Quốc kéo đặt giàn
khoan 981 vào trong khu vực biển thuộc vùng biển có chủ quyền của Việt Nam; sự
cố môi trường biển Miền Trung hay việc Quốc hội họp và đưa ra dự thảo về Luật
đặc khu kinh tế và Luật an ninh mạng... thì các đối tượng cơ hội, phản động đều
có các bài viết trên trang facebook cá nhân, các trang lều báo để kích động
quần chúng xuống đường tuần hành, biểu tình nhằm thực hiện các mục đích cá nhân
của chúng mà đứng đằng sau đều là các thế lực thù địch muốn thông qua đó để
biến Việt Nam thành những nước Ả Rập ở Đông Nam Á – xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, lật đổ chế độ mà Việt Nam đang xây dựng luôn là mục đích mà các thế
lực thù địch hướng tới.
Từ việc chỉ dừng lại ở
những lời kêu gọi biểu tình được phát đi thông qua các tài khoản mạng xã hội
hay các trang báo lá cải mà đặc biệt là trang facebook phản động Việt Tân. Bọn
chúng chính là lực lượng đứng đằng sau các vụ gây rối, biểu tình bạo và đang
coi việc sử dụng phương thức biểu tình là “phương thức đấu tranh hữu hiệu”.Như
những gì đã diễn ra tại Bình Thuận, TP.Hồ Chí Minh và các địa phương khác vào
đầu tháng 6 vừa qua là do tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt
Nam lâm thời” do Đào Minh Quân và Lisa Phạm cầm đầu.
Bài học “Mùa xuân Ả
rập” đã đúc rút ra rằng, để thực hiện được kế hoạch đã đề ra cần xây dựng được
ngọn cờ, được lực lượng đối lập ngay trong nội bộ các nước, mà ở đây cha con
đối tượng Nguyễn Khanh trong vụ đặt bom trụ sở Công an Phường
12, Quận Tân Bình là một trong số những
người được tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”
lựa chọn để thực hiện âm mưu thâm độc của mình. Con đường mà Nguyễn Khanh cùng
đồng bọn của mình đang đi chính là con đường đẩy hơn 90 triệu đồng bào mình vào
cảnh chiến tranh loạn lạc, khổ cực, chết chóc và đói nghèo như những gì mà các
nước Ả rập đã và đang phải trải qua.
Câu chuyện này được
nhắc tới, giống như một bài học để ngăn chặn ý đồ bạo loạn và lật đổ, tiếp tay
cho các thế lực thù địch của một bộ phận người như cha con Nguyễn Khanh chỉ vì
lợi ích cá nhân mà có thể đẩy đồng bào mình vào cảnh lầm than, chiến tranh, ly
tán.
Bên
cạnh đó cũng muốn nhắc nhở quần chúng nhân dân cảnh giác trước những thông tin
xấu độc, làm xuyên tạc méo mó sự thật của các đối tượng xấu đưa ra trên các
trang mạng như Dân làm báo, blog bauxite Việt Nam, blog rfavietnam, trang mạng
Tiếng Dân…và đặc biệt là trang facebook Việt Tân để tránh việc vì sự thiếu hiểu
biết thấu đáo của mình mà lại tự đẩy cuộc sống của bản thân, gia đình, xã hội
vào cảnh lầm than không đáng có. /.
Trung Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét