Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VI PHẠM NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM



Ngày 23 tháng 8 năm 2018, đối tượng  Tuấn Khanh đăng tải bài “Điều không thể bị tước đoạt”, nội dung xuyên tạc vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đây là hoạt động mang ý đồ thù địch, chống phá cách mạng Việt Nam. Như chúng ta đã biết: theo sách trắng Nhân quyền Việt Nam 2018 do Bộ ngoại giao Việt Nam cung cấp, Nhà nước Việt Nam cho rằng “quyền con người” có cội rễ sâu xa từ truyền thống và lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, một dân tộc coi trọng tinh thần hòa hiếu, khoan dung, nhân đạo, yêu chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn cao cả. Những giá trị tạo nên nguồn gốc cội và cơ sở để quyền con người được phát triển ở Việt Nam được kết tinh, hun đúc trong đời sống lao động, phát triển quan hệ với quốc gia khác của nhân dân Việt Nam nhằm chống ngoại xâm, giành lại cho mình những quyền và tự do cơ bản của con người.
          Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (cương lĩnh năm 1991) và cương lĩnh bổ sung phát triển năm 2011, Đảng ta đề ra các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, trong đó có một đặc trưng nói về quyền con người đó là “Do nhân dân làm chủ”. Đay là sự thể hiện nhất quán về xã hội, xã hội chủ nghĩa ỏ nước ta. Nhà nước ta cho rằng quyền con người vàu là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, công  nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, mọi đường lối, chủ trương, chính sách và hệ thống pháp luật của Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Lấy người dân là trung tâm của mọi chính sách đã đáp úng nhu cầu chính đáng của người dân Việt Nam ngày càng được đáp ứng tốt hơn.
          Đảng ta trong chỉ thị số 12/CT-TW của Ban chấp hành trung ương Đảng ăm 1992 về vấn đề quyền con người, Đảng ta xác định: “Đối với chúng ta (Việt Nam), vấn đề quyền con người được đặt ra xuất phát từ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, từ bản chất của chế độ ta và bao quát trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, tư tưởng, văn háo đến kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng”.
          Trong lần sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp mới thông qua đã dành riêng một chương để nói về quyền con người. Về cơ chế bảo đảm quyền con người, Hiến pháp xác định một trong các xứ mệnh của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đây là lần đầu tiên trọng lịch sử, quyền con người được nhà nước Việt Nam quy định riêng trong một chương của Hiến pháp
          Ngày 04 tháng 5 năm 2009, phúc đáp về Báo cáo nhân quyền, phần liên quan đến Việt Nam của tổ chức Theo dõi nhân quyền, người phát ngôn bộ ngoại giao Lê Dũng khảng định: “ tổ chức theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) thường xuyên đưa ra những thông tin sai lệch về Việt Nam. Báo cáo ngày 4/5/2009 của tổ chức này là thiếu khách quan và không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam. Một lần nữa khảng định đối tượng  Tuấn Khanh đăng tải bài “Điều không thể bị tước đoạt”, nội dung xuyên tạc vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đây là hoạt động mang ý đồ thù địch, chống phá cách mạng Việt Nam, là hoàn toàn sai trái, cần phải lên án mạnh mẽ./.
Văn Đoàn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét