Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Đấu tranh phủ nhận quan điểm về đối tác, đối tượng





Quan điểm của Đảng về đối tượng đấu tranh.
Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI)khẳng định “Bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”.
Đây là một sự khẳng định khôn khéo, mềm dẻo của chúng ta trong quyết tâm bảo vệ các lợi ích quốc gia, dân tộc. Chúng ta không vạch tên, chỉ mặt đối tượng nào, cũng không tạo ấn tượng hiềm khích với ai, nhưng sự khẳng định trên cũng đủ để vừa quy tụ ý chí, sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, vừa đề cao lợi ích tối thượng của quốc gia dân tộc.Bởi vì “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Cho nên bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng chính là các thế lực có âm mưu, hành động chống lại nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Quan điểm của Đảng ta về đối tác
Nghị quyết số 28 khẳng định “Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác”. Điều này vừa bảo đảm sự phù hợp với các nguyên tắc trong quan hệ quốc tế. Đồng thời, nó cũng phù hợp với đường lối đối ngoại nhất quán của nước ta đã được Đảng ta xác định trong Đại hội XI: Việt Nam sẵn sàng “là bạn, đối tác tin cậy là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Vậy giữa đối tác, đối tượng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Tính biện chứng đó được thể hiện.
+ Trong mỗi đối tác có thể có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh.
+ Trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác.
Như vậy giữa đối tác, đối tượng có thể chuyển hóa cho nhau trong điều kiện nhất định, thậm chí chuyển hóa rất nhanh. Đảng Nhà nước ta luôn tranh thủ khai thác mặt đối tác, nhưng vẫn luôn cảnh giác đấu tranh với mặt đối tượng trong quan hệ với các chủ thể. Đối tác và đối tượng luôn tồn tại trong một thể thống nhất. Do đó, sẽ có những đối tác rất đáng tin cậy, rất khó có khả năng chuyển hóa thành đối tượng, nhưng cũng có những đối tác có thể bị chuyển hóa thành đối tượng trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn cảnh giác. Thậm chí có đối tác bản thân đã, đang là đối tượng, do đó chúng ta phải vừa hợp tác, vừa phải đấu tranh.
Tư duy mới của Đảng ta về xác định đối tác, đối tượng là khách quan, toàn diện thể hiện tầm nhìn chiến lược. Tuy nhiên trong thời gian qua các thế lực thù địch thường xuyên có nhiều luận điệu xuyên tạc, phản bác, phủ nhận cách xác định đối tác, đối tượng của Đảng ta.
Họ cho rằngtư duy của Đảng về đối tác, đối tượng đã xóa nhòa, đã lờ đi vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, hoặc cho rằng trong tình hình mới cần gì phải xác định đối tác và đối tượng bởi tất cả các nước đều là là bạn, là đối tác làm ăn với nước ta, vậy nên việc phân biệt đối tác, đối tượng chỉ là hành động dẫn đến cô lập mình.
Với nhận thức đúng đắn của đội ngũ cán bộ, Đảng viên chúng ta luôn khẳng định rằng đó đều là những quan điểm phiến diện, không đúng không phù hợp với tình hình.
Tư duy của Đảng về đối tác, đối tượng không phải là xóa nhòa vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, mà là sự thể hiện một tư duy đúng đắn trên lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân.
Vấn đề thứ 2: Tư duy của Đảng đối tác, đối tượng không phải là hành động dẫn đến cô lập mình mà đó là sự cảnh giác, tỉnh táo, là phép ứng xử chính xác trong một thế giới đầy biến động, trong không gian toàn cầu hóa đang ngày càng mở rộng như hiện nay.
Thực tiễn những thành tựu trong đối nội, đối ngoại của gần 30 năm đổi mới cho thấy quan điểm “đối tác, đối tượng” là bước đột phá quan trọng trong tư duy và hành động của Đảng, đưa đường lối đổi mới thành hiện thực, góp phần khẳng định bản lĩnh, trí tuệ của một Đảng mác xít, một dân tộc anh hùng, bất khuất nhưng mang đậm chất nhân văn cao cả. Quan điểm “đối tác, đối tượng” không ngừng được thực tiễn phong phú của cách mạng củng cố, bổ sung, phát triển toàn diện, ngày càng khẳng định giá trị lịch sử và hiện thực.
Đức tài
         



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét