Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI CHO RẰNG: “Việt Nam hiện nay phải chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ”



Ý kiến cho rằng “Việt Nam hiện nay phải chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ” về chất không phải là ý kiến mới. Ở phương Tây có nhiều nước đã so sánh toàn trị với chế độ phát xít Đức với CNXH Liên Xô là một và chính trị toàn trị. Như vậy những người có quan điểm này muốn khẳng định rằng Việt Nam hiện nay đang thực hiện thể chế chính trị toàn trị. Vậy thể chế chính trị toàn trị là gì?
Thể chế chính trị là duy trì quyền lực chính trị bằng các công cụ như cảnh sát, các phương tiện truyền thông một chiều, các quy định và các hạn chế về tự do ngôn luận, bắt bớ đàn áp những người không ủng hộ Nhà nước. Theo họ các quốc gia đi theo định hướng XHCN, các chế độ độc tài quân sự, quân chủ, phát xít đều thuộc thể chế chính trị toàn trị.
Khẳng định quan điểm trên là hoàn toàn toàn sai trái, quy chụp thể chế chính trị ở nước ta. Khi xem xét con đường phát triển của dân tộc ấy có vì lợi ích toàn thể dân tộc, nhân dân họ hay không. Đảng và Nhà nước ta hết lòng vì lợi ích dân tộc, của nhân dân nhưng trong quá trình đổi mới cũng không tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm, thậm chí cả những thất bại tạm thời. Nhưng độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, đời sống của nhân dân được nâng lên, dân chủ ngày càng hoàn thiện, trật tự, an toàn xã hội ngày càng được bảo đảm tốt hơn, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng... Do vậy không nên đồng nhất với thể chế chính trị Việt Nam với thể chế chính trị toàn trị. Điều này còn thể hiện các lý do cơ bản sau:
Một là, Hiến pháp quy định rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ”, “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân”, Nhà nước đảm bảo và phát huy quyền dân chủ của Nhân dân”. Một Nhà nước mong muốn và quy định trách nhiệm pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân như vậy thì không thể là Nhà nươc thể chế toàn trị.
Hai là, các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp Việt Nam đều được nhân dân tự do lựa chọn bầu ra bằng phổ thông đầu phiếu. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Chỉ có Nhà nước độc lập, tự do, dân chủ thì mới có quyền đó. Một Nhà nước độc lập, tự do, dân chủ thì không thể là thể chế chính trị toàn trị được.
Ba là, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có lực lượng công an nhân dân có nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm chứ không đàn áp nhân dân như các quan điểm thường gán ghép cho họ.
Bốn là, trong Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam không đứng trên Nhà nước, không đứng trên xã hội mà gắn bó mật thiết với nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Trung Tín

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét