Vừa qua, Công an tỉnh Thanh Hóa đã đã ra
Quyết định truy nã bị can đối với Paulus Lê Văn Sơn với hành vi “Không chấp
hành án quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự năm 1999, trốn ngày 18 tháng 10
năm 2015”. Lê Văn Sơn không những là kẻ tâm thần chính trị mà còn coi thường sự
tôn nghiêm của pháp luật.
Lê Văn Sơn sinh ra và lớn lên ở huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa,
là một trong số những cộng tác viên đắc lực nhất cho các báo đài phản động
trong và ngoài nước. Sơn cùng nhiều đối tượng khác đã được tổ chức phản động
lưu vong Việt Tân, móc nối ra nước ngoài để huấn luyện và lên kế hoạch hành
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Với ý đồ được nung nấu từ lâu cộng với
sự trợ giúp đắc lực của các thế lực thù địch bên hải ngoại Sơn đã có nhiều hoạt
động chống đối tích cực. Năm 2013, Lê Văn Sơn cùng 14 đối tượng đã bị bắt và xử
lý về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, trong đó, Sơn bị xử phạt
13 năm tù giam về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Nhưng trong quá
trình xét xử, do thái độ ăn năn hối lỗi của Sơn nên Tòa đã xem xét ra án phạt 4
năm tù giam và 4 năm quản chế tại địa phương. Những tưởng thấy được sự khoan
hồng của Nhà nước, sau khi chấp hành hình phạt tù, Sơn sẽ tu chí nhưng ngược
lại, hắn ta vẫn chứng nào tật ấy, hoạt động tích cực hơn, trở thành cánh tay
đắc lực cho các linh mục chống phá như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục.
Lê Văn Sơn thực sự là kẻ tâm thần chính
trị. Trên trang facebook cá nhân, Lê Văn Sơn liên tục đăng tải các bài viết có
nội dung kích động, xuyên tạc, phỉ báng chế độ, nói xấu Đảng Cộng sản, cổ súy
cho những hành vi vi phạm pháp luật. Điển hình như khi Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội xét xử các đối tượng của Hội anh em dân chủ thì hắn lại lu loa rằng
chúng ta vi phạm dân chủ, nhân quyền (xem tại đây và đây nữa). Hắn còn xúc phạm
các đồng chí lãnh đạo bằng các lời lẽ Chí Phèo, khiến các “dân chủ” khác cũng
phải lắc đầu.
Không những thế, hắn còn coi thường pháp luật khi không chịu
hình phạt 4 năm quản chế tại địa phương. Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình
sự 1999 thì hình phạt quản chế được hiểu như sau: "Quản chế là buộc người
bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương
nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.
Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú,
bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định. Tuy nhiên, trong thời gian quản chế, khi cơ quan
chức năng đến kiểm tra thì hắn lại không có mặt tại địa phương. Với hành vi
này, Lê Văn Sơn xứng đáng bị bắt theo điều 304 Bộ luật hình sự 1999 “Tội không
chấp hành án”: “Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã
có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm”.
Với hành vi sợ sệt, trốn khỏi nơi cư trú, coi thường pháp luật như vậy, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát lệnh truy nã đối với Lê Văn Sơn. Theo đó, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người đang bị truy nã đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận đối tượng truy nã phải báo ngay cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa. Hy vọng rằng, sẽ có quần chúng tốt phát hiện đối tượng và tố giác với cơ quan chức năng để kịp thời đưa đối tượng Lê Văn Sơn ra ánh sáng pháp luật.
Với hành vi sợ sệt, trốn khỏi nơi cư trú, coi thường pháp luật như vậy, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát lệnh truy nã đối với Lê Văn Sơn. Theo đó, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người đang bị truy nã đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận đối tượng truy nã phải báo ngay cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa. Hy vọng rằng, sẽ có quần chúng tốt phát hiện đối tượng và tố giác với cơ quan chức năng để kịp thời đưa đối tượng Lê Văn Sơn ra ánh sáng pháp luật.
Yêu Lầu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét