Mục tiêu đường lối đối ngoại của Việt Nam là: Bảo đảm lợi ích tối cao của
quốc gia, dân tộc, trên cơ sở
những vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi.
Ấy vậy mà, thời gian gần đây vẫn xuất hiện những giọng điệu lạc lõng cho
rằng, tư duy ngoại giao của
Việt Nam đã lỗi thời, lạc hậu và khuyến cáo rằng, đã đến lúc Việt Nam
phải thay đổi chính sách đối ngoại nếu không muốn bị cô lập...
Thực chất của chiêu trò này vẫn là xuyên tạc sự thật đường lối đối ngoại
của Việt Nam, hòng làm cho thế giới nghi kỵ với Việt Nam, chia rẽ quan hệ giữa
Việt Nam với các nước, làm
giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Những giọng điệu ấy dù có xảo quyệt, tinh vi đến đâu đi chăng nữa cũng không
thể xuyên tạc được sự thật lịch sử, không thể đánh lừa được dư luận. Thực tiễn
lịch sử Việt Nam từ khi
thành lập nước đến nay đã
khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam .
Ngược dòng lịch
sử, trong hoàn cảnh đất nước vừa giành được độc lập, với một chính quyền non
trẻ đứng trước vô vàn gian nan, thử thách, có những lúc ở tình thế “ngàn cân
treo sợi tóc”, Việt Nam đã thể hiện rõ ý chí và thiện chí của mình đó là lấy
độc lập, tự chủ, bằng sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của thế
giới.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, thực hiện những
đường lối, quyết sách đúng đắn “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Đảng ta, đấu
tranh ngoại giao đã góp phần quan trọng nâng cao địa vị của nước Việt Nam trên trường quốc tế; phân hóa, cô lập kẻ thù.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, công tác ngoại giao Việt Nam luôn là
một mặt trận hỗ trợ và phối hợp với mặt trận đấu tranh chính trị, đấu tranh
quân sự, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước
nhà. Sau khi đất nước thống nhất, đặc biệt là qua 32 năm đổi mới, công tác đối
ngoại đã góp phần không nhỏ nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hiện nay, Đảng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối
ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và
thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã tham gia Uỷ viên không
thường trực của Hội đồng bảo
an Liên Hợp quốc, nhiệm kỳ 2008-2009; tham gia hoạt động gìn giữ hoà
bình của Liên hợp quốc; cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính
chất toàn cầu như: thiên tai, dịch
bệnh, môi trường …
Như vậy có thể thấy rõ
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
trước đây và hiện nay đã góp phần không nhỏ nâng cao vị thế, uy tín của
nước ta trên trường Quốc tế, chứ
không phải như các thế lực thù địch, phản động vẫn rêu rao, xuyên tạc./.
Văn Quý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét