Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

NHỮNG TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN TRONG QUÂN ĐỘI VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG, GIẢI PHÁP CƠ BẢN




Ngày nay, trước sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin nhất là các ứng dụng, dịch vụ trên Internet thì việc tham gia vào các mạng xã hội hiện nay rất phổ biến và sâu rộng tác động tớinhiều thành phần, lứa tuổi trong xã hội, trong đó có một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta. Bên cạnh những mặt tích cực mà mạng xã hội và các ứng dụng trên Internet mang lại thì việc tham gia quá sâu vào mạng xã hội cũng đem lại những mặt tiêu cực không hề nhỏ.
          Dưới tác động của “diễn biến hòa bình”, trong thời gian qua, đã xuất hiện nhiều nội dung “Thư ngỏ”, “Kiến nghị” phát tán trên phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội với nhiều cán bộ đảng viên, cựu chiến binh là sĩ quan cao cấp đã công tác trong LLVT có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị dao động, kết hợp với chiêu bài móc nối lôi kéo của các thế lực thù địch đã tham gia ký tên ủng hộ những luận điệu kêu gọi phủ nhận chức năng, nhiệm vụ của quân đội, cổ vũ cho các quan điểm “quân đội, công an trung lập; lực lượng vũ trang là của nhân dân, chỉ bảo vệ nhân dân”...
Hiện tượng bịa đặt thông tin, vu cáo, bôi nhọ, lừa đảo đang xuất hiện ngày càng nhiều trên Internet. Nguy hiểm hơn, các thế lực thù địch đang lợi dụng triệt để các mạng xã hội, với đội ngũ blogger được nuôi dưỡng, huấn luyện bài bản, thường xuyên tung lên mạng những thông tin thiếu lành mạnh hoặc thiếu trung thực, suy diễn, quy chụp, bôi nhọ, kích động mâu thuẫn giữa các cá nhân, cộng đồng, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách luật pháp của Nhà nước...nhằm làm cho nội bộ quân đội “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, tan rã niềm tin, chống phá chế độ.
Có trường hợp nhiều quân nhân tham gia quá sâu vào mạng xã hội và các ứng dụng trên internet đã vô tình hoặc cố ý tiếp tay, chia sẻ các bài viết của các trang mạng phản động như “Việt Tân”, “Chính trị Việt Nam”...hoặc các bài viết của các trang tin điện tử không chính thống về các vấn đề tiêu cực trong xã hội của đất nước nhưng chưa có kết luận cụ thể của các cơ quan chức năng...
Việc cung cấp thông tin cá nhân như: nơi công tác, chức vụ, nghề nghiệp, hình ảnh mang mặc quân phục lên trang mạng xã hội là điều kiện thuận lợi để các cơ quan đặc biệt nước ngoài tiến hành thu thập thông tin cá nhân; các phần tử xấu có điều kiện tiếp cận nhằm kích động, mua chuộc, lôi kéo...tác động vào nhận thức tư tưởng trước những sự việc hiện tượng tiêu cực trong xã hội; hoặc khi thể hiện tâm trạng buồn chán bất mãn lên các trang mạng xã hội là cơ hội để chúng dần dần tiến hành tiếp cận kích động, mua chuộc, lôi kéo ...
Như vậy, dưới tác động tiêu cực của thông tin trên mạng internet nói chung và các trang mạng xã hội nói riêng, nếu mỗi quân nhân tham gia quá sâu, thiếu hiểu biết, nhận thức còn mơ hồ, mất cảnh giác cũng như cấp ủy, chỉ huy các cơ quan đơn vị thiếu giáo dục cảnh giác cho cán bộ chiến sĩ, CNVCQP, LĐHĐ trong đơn vị mình, “Lực lượng 47” không kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn thì đây là điều kiện thuận lợi để các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các thế lực thù địch...tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang thông qua tác động về nhận thức tư tưởng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ quân đội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực QP-AN. Những tác động tiêu cực đó sẽ gây ra những tác hại nhất định đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN mà chúng ta không thể xem thường.
Để góp phần kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn những tác động ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội vào nội bộ quân đội hiện nay, phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung biện pháp, trong đó tập trung vào một số nội dung biện pháp sau:
          Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục cảnh giác; phòng chống tự diễn biến, tự chuyển hóa, cài cắm, móc nối vào nội bộ Quân đội.
Đổi mới phương thức tuyên truyền của các cơ quan báo chí và xây dựng lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu, nhất là vai trò của “Lực lượng 47”.
Chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong cơ quan, đơn vị
Tăng cường công tác bảo vệ bí mật, phòng chống lộ, lọt bí mật Nhà nước, bí mật quân sự.
          Xây dựng các tổ chức trong đơn vị vững mạnh, quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần của cán bộ chiến sĩ trong đơn vị
          Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi sai trái của quân nhân khi tham gia mạng xã hội./.
         Văn Đỉnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét