Trong thời gian vừa qua trên mạng
xã hội một số đối tượng phản động cơ hội
hội đang lợi dụng vấn đề “Xây dựng Đặc khu kinh tế tại 3 địa diểm Vân Đồn;
Bắc Vân Phong và Phú Quốc”. Vậy đặc khu kin tế là gì chúng ta hày tìm hiểu:
Một là, Đặc khu kinh tế là gì: Là khu kinh tế tự do, đặc biệt, khu kinh tế
mở, khu thương mại tự do hoặc theo cách hiểu của nhà đầu tư, đặc
khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư -
kinh doanh thông thường, được hưởng các chính sách đặc biệt thuận lợi. Được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút
đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt gồm nhiều
khu chức năng như: Khu vực phi thuế quan (khu vực bảo thuế), khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tiểu khu du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch
vụ, v.v...
Hai là, Đặc khu kinh tế: Không phải đặc khu hành chính, đặc
khu quân sự... cho nên đừng có nói nó là khu tự trị, li khai giống Hong Kong
hay Đài Loan gì đó…, sẽ
có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Ấn Độ, Nhật, Hàn
Quốc, Trung Quốc... Và còn có một phần không thể thiếu là các doanh nghiệp,
doanh nhân Việt Nam đầu tư vào đây. Cho nên nói “bán nước thì là bán cho cả Thế giới chứ chẳng phải bán riêng cho Trung
Quốc”.
Ba
là, Tác dụng của đặc khu là gì: Tạo
môi trường kinh doanh thuận lợi, linh hoạt về thuế phí, các quy chế kinh doanh
tối giản tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển, chính sách về lao động linh hoạt
giúp người lao động đặc biệt là lao động trình độ cao được tiếp cận môi trường
làm việc hiện đại, thu nhập cao. Phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và hiện đại,
cùng với sự ra đời của đặc khu kinh tế thì cơ sở hạ tầng theo đó cũng được nâng
cấp, đặc biệt là về các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, khoa học, vui chơi
giải trí sẽ được đầu tư mang đẳng cấp quốc tế.
Bốn
là, Đặc khu kinh tế đem lại lợi ích gì: Nguồn thu từ các đặc khu kinh tế đem lại: “Vân đồn: 1,9 tỷ USD từ thuế và phí, 2,1 tỷ USD từ sử dụng đất, gần 10
tỷ USD do các doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng”. “Bắc Vân Phong: 1,2
tỷ USD từ thuế và phí, 1 tỷ USD từ sử dụng đất và 10 tỷ USD do các doanh nghiệp
đầu tư khởi tạo”. “Phú Quốc: Thu từ các khoản thuế, phí và tiền sử dụng đất là
hơn 3,3 tỷ USD, giá trị gia tăng do các doanh nghiệp khởi tạo là gần 20 tỷ USD”.
Tổng
thu từ 3 đặc khu vào khoảng 50 tỷ USD. Tổng GDP Việt Nam năm 2017 là
220 tỷ USD, như vậy nguồn thu từ 3 đặc khu đã chiếm gần 1/4 tổng GDP của Việt
Nam, một con số quá ấn tượng.
Năm là, thực tiễn tại các
quốc gia trên thế giới: thành lập các Đặc khu kinh tế luôn
có những chính sách đặc biệt - đặc quyền để tạo ra giá trị lợi ích tối đa trong
việc tăng trưởng nền kinh tế khu vực. Mô hình khu kinh tế hiện đại đầu tiên được thành lập tại
Puerto Rico (vùng quốc hải ở phía Đông
Bắc biển Caribe thuộc chủ quyền của Mỹ) năm 1942. Từ cuối những năm 1960,
các mô hình khu kinh tế tự do, đặc khu kinh tế, đặc khu hành chính, thành phố
tự do phát triển mạnh ở nhiều quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc,
Singapore, UAE, Nhật Bản, Indonesia, Đài Loan, Malaysia… Số lượng các đặc
khu kinh tế tăng nhanh qua từng thời kỳ. Đến năm 2015, đã có khoảng 4.500 khu
kinh tế tại 140 quốc gia. Sự
phát triển của các đặc khu kinh tế góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại toàn
cầu, tạo ra trên 70 triệu việc làm trực tiếp và hơn 500 tỷ USD doanh thu.
Sáu
là, Chủ trương phát triển “đặc khu kinh tế” của Đảng và Nhà nước ta: Đã
xuất hiện ngay từ sau Đổi mới ra đời, và được văn bản hóa ở Nghị quyết trung
ương 4 khóa VIII (1997), rồi Văn kiện Đại hội X năm 2006. Vũng Tàu – Côn Đảo là
“đặc khu” đầu tiên ở nước ta, ra đời
năm 1979 nhằm phục vụ phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt, trong
điều kiện nước ta vẫn đang ở thời kỳ kinh tế kế hoạch. Sang giai đoạn Đổi mới,
các khu kinh tế “mở” phát triển dày
đặc ở các tỉnh miền Trung (như Dung Quất,
Chu Lai, Nghi Sơn, Vũng Áng), thực chất mang dáng dấp của SEZ ở mức độ sơ
khai và quy mô nhỏ. Tuy vậy, những bước đi dè dặt đó là chưa đủ để tạo ra đột
phá.
Bẩy
là, Đặc khu kinh tế đã được manh nha hình thành trong sự phát triển của lịch sử
dân tộc: Năm 1012, khi Lý Thái Tổ đề nghị Tống Chân Tông cho thuyền
Đại Cồ Việt đến buôn bán tại đất Tống. Đổi lại Vân Đồn cũng trở thành thương
cảng tự do. Các đối tác chủ yếu của Đại Việt là Trung Quốc, Chiêm Thành, Trảo
Oa tức đảo Java, Lộ Lạc tức vương quốc Lavo, Xiêm La - quốc gia vùng Mê Nam và
Tam Phật Tề tức Srivijaya ở đảo Sumatra... Tiền thời Tống và thời Đường được sử
dụng như tiền lưu hành trong nước. Thời chúa Nguyễn, Hội An là nơi giao thương
mạnh mẽ với các quốc gia, có những đặc quyền kinh tế riêng và phát triển sầm
uất...
Từ
cách nhìn trên, có thể cho rằng
luận điệu của một số phần tử phản động với chủ đích kêu gọi, kích động người
dân thiếu hiểu biết để chống phá Nhà nước ta. Đặc biệt âm mưu diễn biến hoà
bình trên mạng xã hội facebook ngày càng phải cảnh giác cao độ. Các đối tượng
này lợi dụng việc yếu kém trong công tác quản lý nhà nước ở một số khâu, lĩnh
vực. Từ đó chúng quy chụp nói xấu chính quyền và xuyên tạc chủ trưởng đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các đối tượng này đều đã bị bắt và trừng
trị theo pháp luật. Có những đối tượng được thả rồi tiếp tục hoạt động chống
phá. Nhiều đối tượng nguy hiểm đã được đồng bọn đón sang Mỹ để đào tạo. Vì vậy,
mọi người phải luôn cảnh giác nghiên cứu nắm chắc nội dung, mục đích của vấn đề
trước khi bình luận, để không mắc mưu của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét