Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

VIỆT NAM LUÔN TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ


Những năm qua, báo chí ở Việt Nam đã thể hiện được quyền tự do ngôn luận và đều được quyền thông tin. Báo chí đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc; luôn tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái, tiêu cực trong xã hội, góp tiếng nói quan trọng vào việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đồng thời là cầu nối quan trọng với bạn bè quốc tế.

Thông qua báo chí, nhân dân cũng có diễn đàn để trình bày những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng đối với Đảng, Nhà nước, đồng thời phản biện, đề xuất những ý kiến tâm huyết với Đảng, Nhà nước.

Một thực tế không thể phủ nhận về việc bảo đảm quyền tự do thông tin, tự do báo chí ở Việt Nam là truyền thông quốc tế, khi đề cập tới những “bí quyết” giúp Việt Nam kiểm soát hiệu quả các đợt bùng phát dịch COVID-19 trong năm 2020, đã nhiều lần nhắc tới yếu tố "thông tin minh bạch, rõ ràng."

Các cơ quan báo chí được cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về các ca lây nhiễm cũng như các biện pháp mà chính phủ đang triển khai thực hiện để ngăn chặn dịch bệnh.

Nhiều tờ báo nước ngoài cũng đánh giáo cao việc Chính phủ Việt Nam sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ thông tin để cập nhật tình hình dịch bệnh cùng những khuyến cáo đối với người dân trong việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.

Nhà báo David Hutt chuyên về chính trị Đông Nam Á cũng khẳng định rằng khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất minh bạch, cởi mở trong việc chia sẻ, cập nhật dữ liệu về tình hình COVID-19. Đó là một trong những nguyên nhân khiến người dân Việt Nam đặt niềm tin vào các biện pháp chống dịch của chính phủ.

Công nghệ thông tin và mạng xã hội đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt ở Việt Nam, cho phép người dân được tiếp cận thông tin và bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình.

Việc thực hiện quyền tự do Internet và mạng xã hội luôn được đặt trong khung khổ pháp luật, qua đó mới bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật Việt Nam nhằm kích động, chia rẽ xã hội, tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào nước ta.

Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 cũng nêu rõ: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân."

Rõ ràng, bức tranh hiện thực về bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là thực tế khách quan không ai có thể phủ nhận được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét