Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

Không thể đánh đồng tội phạm tham nhũng, tiêu cực với vai trò lãnh đạo của Đảng và bản chất chế độ XHCN ở Việt Nam


Trong những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là blog Tiếng Dân đã có một số đối tượng tán phát các bài viết có nội dung đưa ra “dự báo” về tình hình tội phạm tham nhũng ở nước ta trong thời gian tới nhằm kích động, gây tâm lý hoang mang trong dư luận; xuyên tạc thân thế, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói xấu Đảng; vu cáo Việt Nam vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền, phủ nhận thành tựu đổi mới của đất nước, tô hồng bản chất chế độ TBCN, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với đất nước, đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,...

Đây là một phương thức chống phá “quen thuộc” của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị trong và ngoài nước. Tuy nhiên cách thức này rất nham hiểm vì chúng sử dụng thủ thuật tâm lý “mưa dầm thấm lâu”, “những lời nói dối được tuyên truyền hàng trăm lần sẽ trở thành sự thật” đã được Adolf Hitler – trùm phát xít Đức áp dụng thành công trong thế chiến thứ hai. Do đó, mỗi người dân Việt Nam nói chung và những người sử dụng internet, mạng xã hội nói riêng cần hết sức cảnh giác và nhận diện rõ thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN của chúng ta.

Trong những nhiệm kỳ Đại hội gần đây, đặc biệt là từ Đại hội XI, XII, XIII, Đảng ta đã đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực lên một tầm cao mới, hết sức quyết liệt, khẩn trương với chủ trương không có vùng cấm, không có ngoại lệ, làm liên tục đến cùng, không bị sức ép của bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào. Nên chỉ trong khoảng 10 năm, Đảng và Nhà nước đã xử lý rất nhiều vụ án với hàng nghìn cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, trong đó có cả ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban chấp hành trung ương, lãnh đạo các Bộ, tỉnh, thành phố,... làm trong sạch hơn bộ máy của Hệ thống chính trị, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng.

Về tình hình phạm tội của cán bộ, đảng viên còn nhiều là do các nguyên nhân chủ yếu như cơ chế, pháp luật chưa chặt chẽ; sa vào chủ nghĩa cá nhân dẫn đến thoái hóa, biến chất; bị ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường; lối sống tư sản thực dụng, ham hưởng lạc; tư tưởng “quan tham” phong kiến,... Đây không phải là hậu quả do vai trò lãnh đạo của Đảng và càng tuyệt đối không phải là bản chất của chế độ XHCN, mà thực chất hiện tượng này là một “khuyết tật” tồn tại trong quá trình xây dựng đất nước ở mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam cần phải sớm “cắt bỏ”.

Như vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải tin tưởng, ủng hộ Đảng, Nhà nước, Nhân dân đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng, tiêu cực để làm trong sạch bộ máy, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Nhận diện và góp phần đấu tranh làm thất bại các quan điểm phản động, chống phá gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét