Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

TỈNH TÁO NHẬN DIỆN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

    Những năm gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thường xuyên Tận dụng mọi tiện ích có trên không gian mạng, các đối tượng chống phá đã tổ chức nhiều hoạt động truyên truyền phá hoại tư tưởng, nội bộ ta; thiết lập hệ thống hàng nghìn trang web, blog, tài khoản mạng xã hội để tuyên truyền nhằm xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, bôi đen các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xuyên tạc bản chất chế độ XHCN và kích động chống đối. Ngoài thông tin, nhiều trang mạng, nhiều tài khoản mạng xã hội tận dụng triệt để tính năng comment (bình luận) để tạo dư luận trái chiều, qua đó thu thập thông tin, tiếp tục tuyên truyền, kích động chống phá Đảng và nhà nước ta

            Điển hình ngày 06/5/2022, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA), đối tượng Thanh Trúc tán phát bài “Kêu gọi cải cách Luật Đất đai tại Hội nghị Trung ương có thành sự thật”; ngày 07/5/2022 trên trang blog Bauxite Việt Nam tán phát bài “Tuyên bố chống tham nhũng và sửa đổi đất đai”; ngày 10/5/2022, trên trang facebook Chân Trời Mới Media, đối tượng Trần Đông A tán phát bài “Trung ương 5: Tấp rác xuống dưới thảm”... Nội dung bôi nhọ, nói xấu công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta; xuyên tạc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về việc quản lý, sử dụng đất đai, cho rằng chủ trương trái với đạo trời, lòng dân, phản tiến bộ; là một hình thức tước đoạt, gây ra thảm họa cho dân, tạo điều kiện cho tham nhũng”; kêu gọi sửa đổi Luật Đất đai theo hình thức “đa chủ sở hữu”; kêu gọi các “tổ chức xã hội dân sự” tiếp tục “ra tuyên bố”; đồng thời kích động người dân xuống đường đấu tranh đòi đất, cách thức giống vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm và Dương Nội.

            Như chúng ta đã biết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII) diễn ra từ ngày 4 đến ngày 10-5. Hội nghị đã đi sâu phân tích, đánh giá và thống nhất cao về các giải pháp, chủ trương, định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hơn nữa luật pháp, chính sách về đất đai, trước hết là sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các luật pháp có liên quan. Trung ương cho rằng, cần phải kế thừa, bổ sung, phát triển Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI theo hướng tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo luật định, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.

          Quản lý và sử dụng đất bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất một cách công bằng, hiệu quả và bền vững. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo lãnh thổ quốc gia, cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường; phân công hợp lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, đồng thời có sự phân cấp, phân quyền phù hợp, có hiệu quả đối với các địa phương. Quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân; có chính sách để đất nông nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả cao nhất.

          Hiện đại hoá công tác quản lý đất đai và dịch vụ công về đất đai. Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đất đai một cách tập trung, đồng bộ, thống nhất. Nâng cao vai trò và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tư pháp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. Đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, lượng hoá, hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế; được quy hoạch sử dụng hợp lý, với tầm nhìn dài hạn, hài hoà lợi ích giữa các thế hệ, các vùng, miền, giữa Trung ương và địa phương; giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Giải quyết tốt những bất cập, vướng mắc trong việc quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lạitừ yêu cầu mới đặt ra của thực tiễn và hoàn toàn phù hợp với tình hình yêu cầu, thực tiễn đặt ra, đúng quy định pháp luật

đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân.

          ràng các luận điệu trên của các thế lực trên là hoàn toàn sai trái đi ngược lại với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và lợi ích quốc gia dân tộc. Do vậy để đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị cần chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn, bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước và của cơ quan, đơn vị mình công tác. Khi tham gia mạng xã hội phải đề cao ý thức, trách nhiệm, thiết thực, lành mạnh; bình tĩnh chọn lọc và kiểm chứng thông tin trước khi bình luận, tán đồng, chia sẻ. Không hoang mang, dao động trước các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Tích cực học tập, nghiên cứu, nắm chắc, hiểu rõ bản chất các thông tin dư luận trên mạng internet, mạng xã hội, phân biệt rõ đúng, sai, luôn đề cao cảnh giác không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động; cần có ý thức, trách nhiệm cao khi tham gia mạng xã hội, không like, chia sẻ, phát tán, lan truyền những nội dung, tài liệu không rõ nguồn gốc, không rõ nội dung; những thông tin xấu, độc, giả mạo, xuyên tạc, vu khống trên không gian mạng. Khi phát hiện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm, phải báo cáo với cơ quan chức năng biết để kịp thời ngăn chặn và xử lý theo quy định ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét