Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC BÔI NHỌ HỆ THỐNG TƯ PHÁP VIỆT NAM


Chiều 19/5, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và 13 bị cáo trong vụ án "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố khác và Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế”. Trong đó, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị tuyên phạt 4 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Lợi dụng sự việc này, các thế lực phản động đã có những bình luận xuyên tạc cho rằng việc xét xử, xuyên tạc nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường là hình thức, mục đích là để “xoa dịu” dư luận; từ đó có những luận điệu bôi nhọ Hệ thống Tư pháp Việt Nam, kích động, kêu gọi đòi thay đổi Hiến pháp, thực hiện tam quyền phân lập. Đây là những luận điệu hết sức phản động, hoàn toàn sai trái.

Nhưng chúng ta phải tỉnh táo bởi chắc chắn một điều rằng trong quá trình thụ lý, xét xử vụ án, Hội đồng xét xử đã hết sức công tâm, khách quan, trung thực, phân định công, tội rõ ràng và đúng với tinh thần Hiến pháp, Pháp luật hiện hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể, Hội đồng xét xử xác định bị cáo Trương Quốc Cường đã thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách nhiệm vụ được giao, gây hậu quả rất nghiêm trọng; đồng thời cũng đã cân nhắc bị cáo Cường có nhiều cống hiến trong quá trình công tác, được trao tặng nhiều Huân, Huy chương, Bằng khen…; bên cạnh đó tại phiên tòa, bị cáo Cường đã thành khẩn khai nhận hành vi vi phạm, có thái độ ăn năn hối cải, bị cáo và gia đình đã tự nguyện nộp 1,8 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ án… Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử quyết định giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo Trương Quốc Cường.

Quan điểm trong phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng và trong hệ thống pháp luật của nước ta. Để phòng, chống, đẩy lùi tham nhũng, suy thoái, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, đi cùng với đó là sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp gắn với việc điều tra, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, tạo sức răn đe, phòng ngừa chung trong toàn xã hội. Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn”. Điều đó thể hiện những nỗ lực, quyết tâm cao, hành động xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.

Mặt khác, Trên thế giới, án oan sai vẫn xảy ra, dù ở bất cứ kiểu hệ thống pháp luật nào. Nhiều quốc gia theo mô hình tam quyền phân lập với 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập với mục đích chính nhằm kiềm chế quyền lực của nhau. Kế thừa những ưu điểm của hệ thống này, Hiến pháp nước ta quy định tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng giữa 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó tòa án là cơ quan xét xử và Hội đồng xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.

Thực tế trong công cuộc phòng, chống tham nhũng những năm qua theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) và Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Đảng đã chứng minh, pháp luật Việt Nam nghiêm minh “không thiên tư, thiên vị”, các cá nhân, tổ chức sai phạm đều được làm rõ để xử lý nghiêm minh, không có việc Đảng, Nhà nước “tránh trách nhiệm” hay xử lý các vụ án để “xoa dịu” dư luận như những gì mà các thế lực thù địch thổi phồng, bóp méo trên mạng xã hội./.              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét