Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

Nâng cao chất lượng sinh hoạt “tự soi, tự sửa” trên cơ sở thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng

 

Thời gian quan thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII “về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các cấp ủy, chi bộ trong Đảng bộ Học viện chính trị quân sự đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “tự soi, tự sửa” nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận 21-KL/TW tại Chi bộ.

Thông qua sinh hoạt chuyên đề “tự soi, tự sửa” các cấp ủy, chi bộ đã quán triệt và một lần nữa làm rõ lý do vì sao Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII lại ban hành Kết luận số 21 về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, những điểm mới của Kết luận số 21 về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị và quan trọng nhất là đánh giá thực trạng đấu tranh phòng biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong các chi bộ thời gian qua làm cơ sở để xác định những chủ trương, giải pháp nhằm xây dựng cấp ủy, chi bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ở chi bộ.

Trên tinh thần quán triệt nguyên tắc tự phê bình và phê bình - nguyên tắc sinh hoạt cơ bản, quy luật phát triển của Đảng. Với tinh thần, trách nhiệm cao, phê bình khách quan, trung thực, công tâm các cấp ủy, chi bộ trong các đảng ủy trực thuộc học viện đã thẳng thắn đánh giá những ưu, khuyết điểm trong thời gian vừa qua. Trong đó nổi bật là đã luôn giữ vững đoàn kết nội bộ, thực hiện nghiêm các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động; cấp uỷ, chi bộ đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, hằng năm xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch khắc phục tồn tại hạn chế đã được chỉ ra; làm tốt công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống gắn với thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Từ đó, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên học viên trong việc tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được chuyển biến rõ nét, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Song trên cơ sở thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình nhìn vào những hạn chế thời gian qua, nhất là nhận diện, đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống vẫn còn có một số cán bộ, đảng viên còn có biểu hiện chưa rõ ràng, song nếu không nhận định, đấu tranh kiên quyết trên tinh thần tự phê bình và phê bình thì những biểu hiện đó sẽ rõ dần và chuyển hóa từ “tự diễn biến” sang “tự chuyển hóa”. Chính vì vậy không chỉ trong sinh hoạt chi bộ mà còn phải trong đời sống học tập, công tác hàng ngày nếu cán bộ, đảng viên không nghiêm túc và tự giác “tự soi, tự sửa”, tự phê bình mình thì việc này sẽ khó mang lại kết quả. Việc “tự soi, tự sửa” trên cơ sở tự phê bình và phê bình phải được tiến hành một cách chủ động, tích cực, ngăn chặn từ xa, đẩy lùi từ sớm, ngay từ khi nó mới chỉ là manh nha trong suy nghĩ, trong hành động của mình và điều quan trọng là phải thực hiện thường xuyên, liên tục.

Trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình cần phải đấu tranh với những cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng chưa nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, mục đích, ý nghĩa, tác dụng của TPB&PB nên việc thực hiện nguyên tắc TPB&PB ở một số tổ chức đảng chưa nghiêm túc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “TPB&PB ở không ít nơi còn hình thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao”.

Để nâng cao hiệu quả tự phê bình và phê bình từ hiệu quả sinh hoạt “tự soi, tự sửa” cần thực hiện nghiêm túc nền nếp sinh hoạt TPB&PB trong sinh hoạt đảng, xem đây như “rửa mặt hằng ngày”; đồng thời đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ chủ trì các cấp, thực hiện cấp trên TPB trước cấp dưới, tổ chức phê bình từ dưới lên trên và phê bình trong cấp ủy. Quá trình tổ chức tiến hành TBP&PB phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt, khéo léo, “phê bình việc chứ không phê bình người”; cần kết hợp chặt chẽ TPB&PB trong cấp ủy, tổ chức đảng với tiếp thu ý kiến phê bình của quần chúng. Cùng với đó, kết hợp thực hiện nguyên tắc TPB&PB với công tác kiểm tra, giám sát; kiên quyết xử lý đảng viên và tổ chức đảng vi phạm kỷ luật Đảng và những người lợi dụng TPB&PB để gây rối nội bộ hoặc trù dập người thẳng thắn phê bình.

Thực hiện tốt nguyên tắc Tự phê bình và phê bình trong Đảng và sinh hoạt “tự soi, tự sửa” chính là việc làm rất quan trọng, vô cùng cần thiết, có ý nghĩa sống còn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định. Qua đó, sẽ góp phần làm cho đội ngũ đảng viên ngày càng tiến bộ, trưởng thành, tổ chức đảng thêm đoàn kết, thống nhất, ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét