Từ những vụ việc vi phạm Điều lệ Đảng, những vụ án tham nhũng được xét xử nghiêm minh trong thời gian gần đây, chúng ta thấy, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu đã vi phạm, thậm chí vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực trạng này được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ rõ, đó là: “Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành”...
Những
biểu hiện “quá tả” hay “quá hữu” trong tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng
viên, nếu không sớm nhận diện, đấu tranh ngăn chặn, tất yếu sẽ dẫn đến vi phạm
nguyên tắc tập trung dân chủ. Khi cấp ủy không triệt để nguyên tắc tập trung
dân chủ, tất yếu sẽ đẩy cán bộ đi từ khuyết điểm này đến khuyết điểm khác, từ
sai lầm này đến sai lầm khác. Hệ quả cuối cùng là suy thoái phẩm chất đạo đức,
lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc,
cần thường xuyên nhắc nhớ và quán triệt. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, trong mọi hoàn
cảnh, mọi nhiệm vụ, cấp ủy các cấp phải quán triệt sâu sắc, triệt để nguyên tắc
tập trung dân chủ gắn với thực hiện quyền, nghĩa vụ của đảng viên trong giám
sát, phê bình. Khi phát hiện trong cấp ủy có biểu hiện “quá tả” hay “quá hữu”,
phải lấy sức mạnh, uy tín của tập thể để phê bình, góp ý, đấu tranh ngăn chặn,
đẩy lùi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét