Những ngày qua, cả nước
hướng về miền Trung ruột thịt chia sẻ với những khó khăn, mất mát của đồng bào.
Hơn bao giờ hết, khi đồng bào ở bất cứ nơi nào trên Tổ quốc nói chung, miền
Trung nói riêng gặp hoạn nạn thì đều nhận được những tình cảm yêu thương, sẻ
chia, chung tay giúp đỡ, với những hoạt động thiện nguyện, nghĩa cử cao đẹp.
Cũng trong những ngày qua, việc Thủy Tiên kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào
miền Trung với số tiền không hề nhỏ và trực tiếp vào vùng lũ giúp đỡ bà con đã
taọ sức lan tỏa lớn. Điều đó thật đáng trân trọng! Bên cạnh đó, còn rất nhiều,
rất nhiều người ở khắp mọi nơi cũng dốc lòng, dốc sức sẵn sàng vào vùng lũ tiếp
tế, trợ giúp, ủng hộ bà con. Ở khắp các trang báo, mạng xã hội, đâu đâu cũng
thấy đưa tin về miền Trung và các hoạt động thiện nguyện. Có nhiều bài chia sẻ
những cảm nhận thật xúc động. Song bên cạnh đó cũng có những người chỉ ngồi nhà
săn tin trên báo chí, trên mạng xã hội, thậm chí mới chỉ đọc cái tít, chưa kịp
thẩm định xác minh, không suy xét thấu đáo, không hiểu bản chất sự việc đã vội
lên tiếng phê phán, chỉ trích. Cá biệt cũng có những kẻ cố tình lợi dụng sự
việc để xuyên tạc, làm sai lệch bản chất vấn đề, nhằm mục đích sâu xa là đả
kích, nói xấu chính quyền địa phương, rồi từ đó quy chụp, nói xấu chế độ, Đảng,
Nhà nước. Trong số đó, đáng lưu ý là bài “Phải gọi đúng bản chất là ăn cướp chứ
không phải “chấm mút” của Ngàn Hương trên Danlambao.
Ngàn Hương nói rằng “Đoàn cứu trợ của nhà
nước thì đến với dân với sự kênh kiệu của kẻ ban ơn. Nếu Thủy Tiên đi vào cứu
trợ lúc người dân gặp khó khăn nguy cấp nhất, thì cán bộ chỉ chờ lúc nước rút
và đã an toàn, thì đến để quay phim chụp hình và lên báo là chính…”. Xin hỏi,
Ngàn Hương đã trực tiếp vào vùng lũ để tận mắt chứng kiến sự việc như thế nào
hay chưa? Và bản thân đã làm được những gì để ủng hộ giúp đỡ bà con vùng lũ hay
chỉ ngồi 1 chỗ săn tin, soi móc và cố tình nói sai sự thật nhằm hướng dư luận
đến cái nhìn tiêu cực? Xin thưa, hành động của Thủy Tiên và các nhà hảo tâm ai
ai cũng ghi nhận và trân trọng. Nhưng không thể so sánh một cách khập khiễng và
phiến diện như vậy được. Bởi lẽ, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể
nơi đây không phải chỉ riêng 1 vài ngày mưa lũ lúc này, cũng không phải chỉ 1
năm nay mà là cả một mùa bão lũ và hết năm này đến năm khác, họ phải đối mặt.
Với trách nhiệm của những người lãnh đạo, cán bộ, chính quyền địa phương, họ
không những phải trực tiếp vào vùng mưa lũ để nắm bắt tình hình, trực tiếp
hướng dẫn, trợ giúp bà con mà họ còn có trọng trách lớn hơn rất nhiều đó là chỉ
đạo các cấp, các ngành, đoàn thể lên kế hoạch, phương án, thực hiện các nhiệm
vụ: vừa phòng chống thiên tai, bão lũ, vừa phải đảm bảo an toàn mọi mặt cho
Nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của cải. Ai nói rằng khi mưa
bão, nguy cấp, họ chỉ ngồi trong phòng chờ “nước rút và đã an toàn, thì đến để
quay phim chụp hình và lên báo là chính”? Vậy có ai biết cứ mỗi khi có tin bão
sắp tràn về, chính họ là những người phải trăn trở, lo lắng trước tiên, bởi họ
là những người gánh trọng trách không chỉ với riêng gia đình, làng xóm của họ
mà là cả một địa phương với bao nhiêu con người, bao nhiêu điều phải lo toan
khác như: đời sống, kinh tế, giáo dục, y tế, an toàn cho bà con khi bão tràn về
và khi bão đi qua…Đoàn của Nhà nước là ai? Chính là những cán bộ, chính quyền
địa phương đội trời mưa lũ, sắn quần, lội nước vào thực địa những nơi thiên
tai, thiệt hại nặng nề để trực tiếp chỉ đạo ứng cứu. Trong khi các người ngồi
phán xét, thì họ phải đi, và cũng phải mặc gia đình, người thân tự gồng mình
vượt qua, vì trọng trách của họ là cả một địa phương, với bao bà con nhân dân
ngoài kia, họ cũng phải đối mặt với biết bao nhiêu tai họa, hiểm nguy. Đoàn Nhà
nước là ai? Chính là những cán bộ, lãnh đạo địa phương hiểu địa bàn nhất cùng
với những sĩ quan, chiến sĩ xông pha vào nơi gian khó, hiểm nguy nhất để sẵn
sàng giải cứu đồng bào. Và có lẽ, đến giờ cũng chắc hẳn không ai có thể quên
được cảnh tượng đau thương, xa xót đến tận cùng khi chứng kiến cảnh 13 sĩ quan,
chiến sĩ, cán bộ bị đất đá vùi lấp khi cứu nạn tại Rào Trăng 3 (Huế) và 22 cán
bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 337 (thuộc Quân khu 4) bị vùi lấp sâu
trong đất đá. Đoàn Nhà nước là ai? Là chính những con người đã hi sinh đó! Và
có ai biết rằng, khi những con người chỉ giỏi khua môi, múa mép rồi ngồi trong
phòng kín tìm cách phán xét thì những cán bộ chính quyền, địa phương, những cán
bộ Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể bất chấp gió mưa, nguy hiểm đến từng nhà ghi
chép, đếm từng bao lúa, con trâu, con gà… Những việc làm đó đâu phải ai cũng
biết, cũng đâu cần kể công?! Vậy thì tại sao Ngàn Hương có thể nói “cán bộ chỉ
chờ lúc nước rút và đã an toàn, thì đến để quay phim chụp hình và lên báo là
chính”? Như vậy chẳng phải là quá đáng và bất công lắm hay sao? Hay là mượn cớ
để cố tình chỉ trích, nói xấu chính quyền nhằm mục đích gì???
Không chỉ có thế, trong bài viết, Ngàn
Hương còn khẳng định “đoàn nhà nước thì với truyền thống “ăn không từ cái gì
của dân”… Với tình trạng ăn cắp có tổ chức và có truyền thống từ xưa đến nay”,
rồi nói về vụ việc lương khô của Quân đội tiếp tế đồng bào lũ lụt tỉnh Quảng
Trị “Họ cố tình bao che cho hành động ăn cắp. Khi cán bộ tỉnh Quảng Trị chia nhau
22 tấn lương khô của quân đội hỗ trợ đồng báo lũ lụt, thì ông Phó Thủ tướng
Trương Hòa Bình lại nói rằng, đó không phải là tham nhũng”. Xin thưa, nói vụ
việc cán bộ tỉnh Quảng Trị chia nhau 22 tấn lương khô của quân đội hỗ trợ đồng
bào lũ lụt là không đúng sự thật. Thứ nhất là không có con số 22 tấn lương khô
cấp cho Quảng Trị mà chỉ là 8 tấn. Thứ 2, lời tướng Lê Chiêm nói là trong cuộc
họp của đoàn công tác Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị vào ngày 22/10
về công tác khắc phục hậu quả lũ lụt, Thượng tướng có lưu ý về việc cấp phát
hàng cứu trợ cần đúng đối tượng, quà, hàng, lương khô phải phát tận tay người
dân cho kịp thời, đừng để xảy ra việc như lương khô thì cán bộ ở cấp dưới thấy
đẹp, ngon thì chia nhau làm quà là không được. Đó là lời cảnh báo, nhắc nhở,
lưu ý chứ không phải cán bộ Quảng Trị chia nhau lương khô cứu trợ của dân. Vậy
nên Ngàn Hương hay bất cứ ai khi đưa thông tin cần kiểm chứng chính xác, đừng
có nghe phong thanh rồi suy diễn, xuyên tạc sai bản chất vấn đề. Còn việc ăn
chặn của dân ư? Trong thực tế thì không phải là không có. Nhưng đó là ở một số
cá nhân cán bộ vì lòng tham đã không giữ được mình. Bản thân tôi cũng rất ghét,
rất bất bình với những cá nhân làm việc thiếu lương tâm, trách nhiệm. Những
người như thế, đáng phải bị xử lý nghiêm để răn đe làm gương. Nhưng không thể
vì một vài hiện tượng cá biệt đó mà vơ đũa cả nắm rồi quy kết cho tất cả như
Ngàn Hương nói “đoàn nhà nước thì với truyền thống “ăn không từ cái gì của
dân”… Với tình trạng ăn cắp có tổ chức và có truyền thống từ xưa đến nay”. Nói
như vậy vô hình chung là xúc phạm tới biết bao người cán bộ, nhà nước nghiêm
chỉnh chấp hành và thực hiện tốt trọng trách và nhiệm vụ của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét