Việc lấy ý kiến góp ý của nhân dân vào các dự thảo văn
kiện trình Đại hội XIII của Đảng được tiến hành thời gian qua là nhằm tập hợp,
phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của người dân trong tham gia hoạch định đường
lối, chủ trương lãnh đạo, quyết sách quan trọng của Đảng đối với đất nước và sự
nghiệp cách mạng; góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại
hội XIII của Đảng.
Thế nhưng, với tâm địa xấu xa, các thế lực thù địch đã
trắng trợn xuyên tạc, bóp méo vai trò, ý nghĩa của phần việc này; đồng thời
tung ra nhiều chiêu trò, đặt điều hoài nghi rằng: Liệu người dân Việt Nam có
dám nói thẳng, nói thật góp ý với Đảng? Và rằng liệu Đảng có trân quý, thực tâm
lắng nghe dân?
Trên trang của RFA vừa đăng một bài với tiêu đề: “Liệu
dân có “dám” đóng góp ý kiến với Đảng?”. Bài viết này cho rằng, việc Đảng Cộng
sản Việt Nam khai trương trang web kêu gọi nhân dân tham gia góp ý vào dự thảo
văn kiện đại hội (VKĐH); các cơ quan báo chí chính thống đồng loạt mở chuyên
mục góp ý vào dự thảo VKĐH XIII của Đảng, thực chất chỉ là một hình thức mị
dân, bởi chắc chắn người dân Việt Nam sẽ không dám ý kiến, không có điều kiện
nói thẳng, nói thật với Đảng; thậm chí sẽ “cố tình im lặng” để bảo đảm an toàn
tính mạng và lợi ích chính trị... Hoặc nếu có thì đó cũng chỉ là những màn kịch
đã được dựng sẵn theo chủ ý của giới lãnh đạo Việt Nam.
Thực chất, đây là những chiêu trò hòng bôi nhọ bản chất
và truyền thống trọng dân, lắng nghe dân của Đảng ta. Đây cũng là cách thức mà
lực lượng chống phá cố tình gây nhiễu loạn thông tin về hoạt động lấy ý kiến
nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Nguy hiểm hơn,
những thủ đoạn này ít nhiều sẽ gây hoang mang dư luận, giảm bầu nhiệt huyết và
tinh thần trách nhiệm của một bộ phận quần chúng; lôi kéo những người thiếu bản
lĩnh, nhẹ dạ, cả tin hùa theo ý đồ chính trị đen tối, chống phá Đại hội XIII
của Đảng; sâu xa hơn là phủ nhận, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội.
Quá trình Bộ Chính trị và Trung ương lắng nghe ý kiến góp
ý của nhân dân sẽ yêu cầu các tiểu ban phải giải trình rõ các vấn đề, như: Ý
nào tiếp thu và tiếp thu thế nào, thể hiện trong văn bản thế nào so với trước;
chỗ nào tiếp thu, chỗ nào chưa tiếp thu, vì sao. Tức là phải giải trình rất cặn
kẽ lý do tiếp thu và những chỗ chưa tiếp thu. Cách làm đó cho thấy, Đảng ta
luôn cầu thị, tiếp thu cao nhất trách nhiệm, trí tuệ của nhân dân, quyết tâm
xây dựng các văn kiện của Đảng trở thành "văn bia để lại muôn đời
sau". Đây cũng chính là cơ sở vững chắc, căn cứ xác đáng giúp vạch trần
những luận điệu xuyên tạc, cố tình quy chụp bản chất của một Đảng cầm quyền
chân chính luôn trọng dân, lắng nghe dân!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét