Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

CÁI TÂM CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG TRONG THỜI ĐẠI 4.0

 


Trong đợt lũ lịch sử vừa qua đã gây ra nhiều thiệt hại cho nhân dân miền Trung  của chúng ta. Để kịp thời đưa tin, nhiều nhà báo đã không quản ngại khó khăn vào các điểm nóng, nơi nguy hiểm để đưa tin kịp thời cho nhân dân cả nước cùng chung tay chia sẽ nổi đau của khúc ruột Miền Trung.

Tuy nhiên, trong điều kiện của thời đại thông tin kỹ thuật số hiện nay, sự phát triển của mạng xã hội có thể coi là “con dao hai lưỡi”, vì thế thông tin cần phải được kiểm chứng rõ ràng, không làm ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 10 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sáng 30-10. Liên quan đến nguyên nhân lũ cao, gây sạt lở đất, phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các cơ quan báo chí thông tin một cách khách quan, tránh thông tin sai lệch về vấn đề này. Phó thủ tướng đề nghị như thế bởi thời gian qua có những thông tin trên báo chí không khách quan.

“Lũ cao thì do mưa lớn kéo dài, nắng lắm mưa nhiều - đó là quy luật của trời đất. Rồi lũ lịch sử, tất cả đều có tần suất. Thế mà một số báo đưa thông tin không khách quan, như có bài báo viết “Các thủy điện ở Nghệ An đồng loạt xả lũ, nhà dân ngập nước”. Phó thủ tướng cho rằng, mưa thì nước lên, không có thủy điện thì nước càng lên mạnh. Thủy điện cũng phải xả nước tràn để đảm bảo độ an toàn. “Nhưng không hề thấy nói về hồ thủy lợi” – bởi vì một số hồ thủy lợi còn hơn cả hồ thủy điện. Báo chí đổ lỗi cho chính phủ, chính quyền là không khách quan.

Cũng theo phó thủ tướng, khi mưa nếu không có đập thủy điện thì nước lên càng nhanh và càng nguy hiểm. “Các nhà khoa học, các bộ ngành, các cán bộ công chức phải có ý kiến”.

Còn đối với vấn đề sạt lở đất do mưa lâu ngày, đất chứa nhiều nước hay còn gọi là no nước làm cho tính kết dính rất kém. Khi có thêm tác động sẽ gây ra sạt lở đất rất mạnh. Đơn cử như ở Quảng Nam khi bão vào tác động mưa cục bộ thì sạt lở đất rất mạnh. “Khu vực đó rừng nhiều lắm chứ không phải không có rừng, các đồng chí xem ảnh kìa” – phó thủ tướng nói.

Những thông tin thiếu chính xác, thiếu cơ sở khoa học trong lúc này sẽ gây tâm lý hoang mang cho nhân dân, gây chia rẽ giữa chính quyền với nhân dân và đây là mãnh đất màu mỡ để kẻ thù lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước.

Chúng ta đều biết rằng, sự cạnh tranh khốc liệt về thông tin sẽ đặt báo chí, truyền thông trước nhiều thách thức và cơ hội. Nhưng chính lúc này, vai trò của báo chí cần được khẳng định và phát huy. Và chỉ có độ tin cậy, tính thuyết phục mới chính là con đường sống của báo chí. Thời đại 4.0 đòi hỏi người làm báo phải có bản lĩnh, có đạo đức và trí tuệ để biến ứng dụng công nghệ thành công cụ phục vụ công chúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét