Để cuộc đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch có hiệu quả, không mắc sai lầm, tổn hại
đến lực lượng tham gia vào cuộc đấu tranh này thì trước hết về mặt nhận thức
cần xác định rõ ranh giới giữa các khái niệm có liên quan như: quan điểm sai
lầm, quan điểm sai trái, quan điểm thù địch và các ý kiến khác với đường lối,
quan điểm của Đảng.
Quan điểm sai lầm là ý
kiến của một cá nhân hay nhóm người nhằm bảo vệ một tư tưởng nào đó không phản
ánh đúng bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng.
Trong cuộc sống, ai cũng
có thể mắc sai lầm do năng lực tư duy, do phương pháp tiếp cận, do thiếu thông
tin, do thành kiến, ham muốn, ghen tuông hoặc bởi chân lý là cụ thể và tương
đối… Người có quan điểm sai lầm có thể tự mình hoặc nhờ người khác chỉ bảo mà
ngộ ra chân lý.
Quan điểm sai lầm có thể
gây hậu quả hoặc không gây hậu quả phụ thuộc vào quá trình tái nhận thức và sửa
sai của chủ thể như thế nào. Quan điểm sai lầm theo quan điểm của Đảng ta là
những quan điểm hình thành từ việc không hiểu đúng quan điểm, đường lối của
Đảng, đánh giá sai thực tiễn, bị cảm xúc chi phối và ảnh hưởng của tâm lý đám
đông… Chẳng hạn, có ý kiến cho rằng đã dân chủ thì không thể tập trung, đã tập
trung thì không thể có dân chủ. Đó là một quan điểm sai lầm.
Quan điểm sai trái cũng
là những quan điểm sai lầm nhưng không chỉ phản khoa học mà còn trái với lẽ
thường, trái với đạo lý và pháp lý. Người có quan điểm sai trái thường đưa ra
những quan điểm sai lầm làm tổn hại cho Đảng và Nhà nước, cho cộng đồng và xã
hội.
Trong lĩnh vực chính trị,
quan điểm sai trái là những quan điểm không đúng đường lối, quan điểm của Đảng
và được sử dụng để chống đối, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, làm
giảm sút niềm tin của Nhân dân đối với Đảng. Ví dụ, những người không thừa nhận
nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt của Đảng, từ đó khẳng
định Đảng ta là độc đoán, chuyên quyền. Đó là một dạng của những quan điểm sai
trái.
Quan điểm thù địch là
quan điểm của những người vốn là kẻ thù của giai cấp và dân tộc. Quan điểm thù
địch không căn cứ vào thực tiễn, bất chấp đúng sai, bao gồm cả những nhận định,
kết luận xuất phát từ những thông tin bịa đặt, xuyên tạc với mục đích duy nhất
là phá hoại.
Chẳng hạn, họ thừa nhận
Chính phủ Việt Nam đã thành công trong cuộc chiến chống dịch Covid -19, nhưng
lại phê phán Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền, bởi lẽ Chính phủ đã theo
dõi, giám sát công dân chặt chẽ nên mới thực hiện cách ly những người có nguy
cơ lây nhiễm sớm và triệt để như vậy.
Trong ba loại quan điểm
này, chúng ta phải phân biệt rõ để có hành động đấu tranh phản bác phù hợp.
Với những người có quan
điểm sai lầm, chúng ta cần cung cấp đủ thông tin, hướng dẫn, giúp đỡ họ nhận ra
chân lý.
Với những người có quan
điểm sai trái, một mặt phải đấu tranh phản bác làm rõ bản chất sai lầm và mục
đích xấu xa của họ; mặt khác, cần vận động lôi kéo, cảm hóa họ trở về với chính
nghĩa.
Với quan điểm thù địch,
chúng ta cần tỏ rõ sự kiên quyết, mạnh mẽ, không thỏa hiệp, phải vạch trần bản
chất phản động, mưu đồ thâm độc của chúng với những luận chứng, luận cứ khoa
học đanh thép và thuyết phục.
Hiện nay, trên thực tế
còn có một loại quan điểm được gọi là ý kiến khác.
Để phân biệt ý kiến khác
với các quan điểm sai trái, thù địch trước hết cần xem xét động cơ của chủ nhân
có ý kiến khác. Mục đích của những người này không phải là phá hoại hay chống
Đảng, Nhà nước, mà xuất phát từ nhận thức mang tính cá nhân của họ với mong
muốn Đảng và chính quyền mạnh hơn, đất nước ổn định và phát triển hơn.
Về nội dung, những người
có ý kiến khác không phủ nhận những thành tựu, ưu điểm của Đảng và chế độ nhưng
do bức xúc, sốt ruột với những hạn chế, yếu kém trong thực tiễn, từ đó cá nhân
muốn đề xuất một cách thức giải quyết mà cách thức đó còn có những điểm chưa
đúng với quan điểm, chủ trương của Đảng.
Về cách thức, những người
có ý kiến khác thường trình bày quan điểm của mình thông qua báo chí chính
thống, các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, trong các cuộc tiếp xúc cử tri...
Có ý kiến được đưa lên mạng xã hội nhưng với thái độ khách quan, ôn hòa, văn
phong lịch sự, từ tốn.
Về thân nhân, những người
có ý kiến khác thường là những người có học thức, có kinh nghiệm, có quá trình
phấn đấu tốt, có lý lịch, đạo đức trong sáng, tâm huyết vì sự nghiệp chung, có
uy tín nhất định với cộng đồng.
Khi đối diện với ý kiến
khác chúng ta cần phải bình tĩnh, tôn trọng và lắng nghe, sẵn sàng đối thoại
với tinh thần cầu thị và nghiêm túc. Cần phải giải thích, thuyết phục có lý, có
tình. Đối thoại cần phải được tổ chức sớm, tránh để những người có ý kiến khác
nảy sinh sự bất mãn; không vội vã quy chụp, coi thường nhưng phải nhắc nhở họ
thực hiện nghiêm nguyên tắc, kỷ luật phát ngôn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét