Ðảng Cộng sản
Việt Nam đã nhận định, kinh tế tư nhân có vị trí "quan trọng lâu
dài", "bộ phận cấu thành quan trọng" trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu không phát triển kinh tế tư nhân sẽ
không thể phát huy được hết ưu thế của kinh tế thị trường, không thể khai thác
và giải phóng được mọi nguồn lực phát triển to lớn của xã hội. Ðặc biệt, Văn
kiện Ðại hội lần thứ XII của Ðảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mạnh mẽ và
dứt khoát rằng, kinh tế tư nhân là "một động lực quan trọng của nền kinh
tế".
Nghị quyết số
10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XII nêu rõ mục tiêu tổng quát: “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả,
bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền
vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại”.
Trong thực tiễn
những năm vừa qua, Chính phủ luôn tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, cho phép
doanh nghiệp tư nhân được hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, trừ một
số ít lĩnh vực độc quyền tự nhiên, quốc phòng an ninh. Duyệt, cấp phép đầu tư
và thành lập doanh nghiệp một cách thuận lợi; từng bước xóa bỏ các quy định
phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp tư nhân và DNNN. Đã có nhiều tập đoàn kinh
tế tư nhân có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và sự
nghiệp xây dựng đất nước như: Vingroup...
Do đó, những
luận điệu cho rằng Đảng “kìm kẹp” kinh tế tư nhân phát triển chỉ là quan điểm
của các thế lực thù địch, phản động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét