Ngay
sau khi Bộ chính trị ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn
Bình, trên một số trang mạng xã hội đã xuất hiện những bài viết cho rằng đây là
kỷ luật "bất thường" trước thềm Đại hội XIII của Đảng.
Việc
xử lý vi phạm để cho họ nhận thức ra sai lầm của mình, nếu chưa đến mức phải
đưa ra pháp luật xử lý thì đây là cơ hội để cán bộ sửa chữa, phấn đấu trở lại.
Việc kỷ luật này
thể hiện sự nghiêm minh của Đảng, của cơ quan tổ chức để chỉnh đốn lại bộ máy,
làm gương cho người khác. Do vậy cần cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc
làm méo mó việc làm thường xuyên của Đảng, gây hiểu sai trong nhân dân.“Xử
lý kỷ luật chính là công việc thường xuyên như là việc tắm gội, như rửa mặt thường
xuyên để cho cơ thể chính trị, cơ thể pháp lý của Đảng của Nhà nước thường
xuyên mạnh mẽ. Có gì đâu mà nói trừng trị nội bộ, đấu đá nội bộ. Đấy là luận điệu
xuyên tạc, nhất là trước thềm Đại hội Đảng để chia rẽ nội bộ, làm cho nhân dân
hiểu sai hoạt động bình thường của Đảng, của Nhà nước”,
Đây
không phải lần đầu tiên Đảng ta xử lý cán bộ sai phạm, nhiều cán bộ, đảng viên
có vi phạm kể cả cán bộ cao cấp, người còn đương chức hay đã về hưu có sai phạm
đều bị xử lý kỷ luật, không có vùng cấm. Từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã
phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý;
trong đó một số cán bộ đã bị xử lý hình sự.
Công
cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đang được Đảng ta tiếp tục tiến hành một cách mạnh
mẽ và quyết liệt. Việc kỷ luật đồng chí của mình là điều không ai muốn, như Tổng
Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: “Thật đau xót,
nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung
của Đảng, của đất nước, của nhân dân”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét