Trên blog Tiếng Dân, ngày 06/11/2020
đối tượng Trần Văn tán phát bài viết “Đây là lý do tại sao họ vẫn nhất định định
hướng XHCN, có nội dung xuyên tạc và phủ nhận thành quả của đất nước ta sau hơn
30 năm đổi mới.
Thưa các chính trị gia “gà mờ” trên
trang blog Tiếng Dân, đặc biệt là giáo sư “Mù tịt” thông tin chủ bài viết; ở
đây tôi chỉ thống kê riêng việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sau những năm
đổi mới đã ghi nhận những dấu mốc quan trọng góp phần nâng cao và cải thiện chất
lượng rõ rệt đời sống của người dân Việt Nam ta.
Ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới
(1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4%. Trong giai đoạn
2011-2015, GDP của Việt Nam đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.
Năm 2019, GDP nước ta tăng 7,02%. Việt Nam đã chuyển từ nhóm thu nhập thấp sang
thu nhập trung bình. Quy mô nền kinh tế đứng thứ 44 thế giới. Môi trường đầu tư
liên tục được cải thiện, nhờ đó thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư cho phát triển.
Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại; giảm dần khu vực nông
nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp.
Cơ cấu kinh tế năm 2019 cũng có những
chuyển biến tích cực với tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống
13,96% GDP, so với mức 14,68% của năm 2018. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%. Việc ứng dụng khoa học công
nghệ, nhất là công nghệ cao, đã tạo những tiền đề để bước đầu chuyển sang xây dựng
kinh tế tri thức. Hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng
bộ, nhất là trong vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo
hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội, chính sách bảo
hiểm y tế toàn dân, tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn
hóa, y tế và giáo dục.
Thưa các “Ngài” chỉ giỏi cào bàn
phím, thử hỏi không có những thành tựu nổi bật trên, nhất là mặt kinh tế nêu
trên thì người dân ta có được cuộc sống ấm no, hòa bình, phát triển như ngày
hôm nay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét