Ngày
5/9/2017, trên trang mạng xã hội “Dân làm báo”, tác giả Hải Âu đã phát tán bài
viết “Phải chăng Đảng Cộng sản muốn tuyên chiến với Công giáo?”. Với những luận
điệu xuyên tạc, sai sự thật như: “Cộng sản Việt Nam luôn coi tôn giáo là những
đối trọng có thể gây ảnh hưởng lớn đến vị thế của độc tài, tàn bạo của đảng” và
cho rằng: “công giáo luôn có mưu cầu hòa bình, công lý, và sự thật, nhưng đây
chính là điểm mà cộng sản không hề muốn thấy”. Đặc biệt Hải Âu còn xuyên tạc:
“Cộng sản huy động thành phần cựu chiến binh, hội phụ nữ và những đối tượng bất
hảo gây hấn, bạo động, đập phá đánh đập những gia đình công giáo tại Nghệ An”.
Nội dung trên hoàn toàn là những lời lẽ bịa đặt, xuyên tạc sai sự thật, không
phản ánh trung thực, khách quan đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; Hiến
pháp, pháp luật Nhà nước và thực tiễn tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Thứ
nhất, Việt Nam là một nước đa tôn giáo, nhưng đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc,
không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước
ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định quyền tự do tín ngưỡng và tự
do không tín ngưỡng. Người không hề có sự phân biệt đối xử giữa tôn giáo này và
tôn giáo khác, giữa người có đạo và người không có đạo. Người chỉ rõ, đồng bào
lương hay giáo đều là người Việt Nam, đều là người lao động và sự nghiệp cách mạng
là việc lớn, 1à sự nghiệp chung không phải chỉ của một hai người. Vận dụng,
phát triển quan điểm của Người, từ luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 đến
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; từ Nghị quyết đầu tiên của Hội đồng Chính phủ
ngày 3/9/1945 cho đến các bản Hiến pháp, Đảng, Nhà nước ta đều nhất quán tư tưởng
về quyền tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo. Thực tiễn 72 năm qua đã minh chứng,
việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã đạt được
nhiều kết quả quan trọng. Hiện nay, Việt Nam cho phép thành lập Học viện Công
giáo, xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer.... Một điểm nữa, khẳng định
rõ hơn chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là việc
có nhiều hơn những người theo tôn giáo được kết nạp Đảng. Văn kiện Đại hội XII
chỉ rõ: “Số đảng viên mới kết nạp là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
nữ, trí thức, học sinh, sinh viên, dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo, người
lao động trong các thành phần kinh tế và chủ doanh nghiệp tư nhân tăng hơn so với
khóa trước”.
Thứ
hai, đồng bào công giáo Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định: Đồng bào Công giáo và
Giáo hội Công giáo Việt Nam là bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc, chung sức, đồng lòng cùng các
tầng lớp nhân dân trong cả nước và đồng bào ta sinh sống ở nước ngoài, chung
tay xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Xác định tín ngưỡng, tôn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng CNXH. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị
quyết, chỉ thị quan trọng về tôn giáo và công tác tôn giáo, trong đó có vấn đề
đại đoàn kết tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh
hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận,
theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1.Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước
pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3.Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để vi phạm pháp luật”; Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 khẳng định:
“Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: 1. Tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng,
tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; và nghiêm cấm “Phân biệt đối xử, kỳ
thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo”.
Như
vậy, những minh chứng trên thể hiện rõ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng,
Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước ta là nhất quán, với mục tiêu là đoàn kết đồng
bào tôn giáo vào trong khối đại đoàn kết dân tộc, vì sự nghiệp cách mạng chung
của đất nước chứ không như những luận điệu sai trái, dựng chuyện để xuyên tạc sự
thật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để kích động, chia rẽ, phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc. Vì vậy, mỗi chúng ta phải hết sức cảnh giác, chủ động phòng
ngừa, kiên quyết đấu tranh với các hành vi, luận điệu sai trái của Hải Âu và
các thế lực thù địch, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng, bảo
vệ vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước, góp
phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Văn Tư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét