Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

THẾ TRẬN LÒNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC



        Để xây dựng “Thế trận lòng dân”. Đây là vấn đề thuộc phạm trù ý thức xã hội, thường đi liền và đặt trong mối quan hệ với khái niệm đất nước, Tổ quốc, Nhà nước… Nội dung cơ bản của lòng dân là lòng yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; là lòng tin của nhân dân vào các chủ trương, chính sách, thể chế chính trị… của giai cấp lãnh đạo đất nước. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho thấy, các triều đại phong kiến tiến bộ rất coi trọng ban hành các chủ trương chính sách để “An dân”, quy tụ lòng dân, lấy dân làm gốc. Các chính sách đúng đắn đã quy tụ được lòng dân, phát huy được sức mạnh của toàn dân trong dành và giữ vững nền độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
        Ngày nay, quy tụ lòng dân, xây dựng “Thế trận lòng dân” để đáp ứng yêu cầu tăng cường sức mạnh quốc phòng – an ninh (QP-AN), bảo vệ Tổ quốc chính là quá trình xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm cho mọi tầng lớp nhân dân không chỉ yêu quý thiết tha chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, mà còn gắn bó với Đảng, với chế độ XHCN; có ý thức tự giác về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Muốn vậy, phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, giải pháp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội và QP-AN… với sự tham gia tích cực của các cấp, ngành và mọi tầng lớp nhân dân.
        Trước hết, xây dựng “Thế trận lòng dân” là phải nâng cao nhận thức về tình hình nhiệm vụ QP-AN, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong các tổ chức chính trị - xã hội và toàn dân. Thực tiễn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho thấy, nhờ làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, thống nhất nhận thức và hành động của toàn dân, chúng ta đã phát huy cao nhất sức mạnh vật chất – tinh thần của toàn dân tộc, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh để đánh thắng kẻ thù xâm lược có sức mạnh và tiềm lực vượt trội, giành độc lập, thống nhất Tổ quốc. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, đảm bảo các thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước, của các cấp ủy, chính quyền địa phương đến với các tầng lớp nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cần chú trọng nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, truyền thống vẻ vang của Đảng, của Quân đội trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thế hệ trẻ; rà soát, bổ sung kịp thời những phát triển mới về đường lối, quan điểm, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của Đảng và giáo trình giảng dạy ở các cấp học; chú trọng tính hiệu quả của việc tổ chức học tập, tập huấn, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nội dung chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng theo quy định và giáo dục quốc phòng toàn dân. Kết hợp chặc chẽ các hoạt động giáo dục với thông tin cập nhập tình hình trong nước và quốc tế, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trong các tầng lớp nhân dân, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, mưu đồ tham vọng về biển, đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của các thế lực trong và ngoài khu vực…
        Có nhận thức đúng thì mới hành động đúng và ngược lại, song từ nhận thức đến hành động là cả một quá trình, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan thông tin tuyên truyền phải nghiên cứu, nắm vững nhu cầu thực tiễn, đặc điểm từng lĩnh vực, vùng miền; tâm lý và trình độ nhận thức của các tầng lớp nhân dân để xác định nội dung chương trình tổ chức học tập, quán triệt cũng như xác định nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về quân sự, quốc phòng…cho phù hợp, hiệu quả, tránh hình thức, giáo điều.
        Chú trọng đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tệ nạn tham nhũng ở nước ta đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng tới sức mạnh của hệ thống chính trị, cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của đất nước trong quan hệ quốc tế, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với chế độ, trực tiếp ảnh hưởng đến “Thế trận lòng dân”.
        Để góp phần vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng một cách hiệu quả, cần tập trung nghiên cứu đổi mới tổ chức, thể chế hành chính. Xây dựng và làm cho bộ máy nhà nước ở nước ta thực sự trong sạch, vững mạnh cần gắn chặt với cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí bằng các biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt. Cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cơ chế đấu tranh phòng và chống tham nhũng hiệu quả, đồng bộ trong từng tổ chức, gắn chặt với cơ chế tổ chức, cơ chế hoạt động của Nhà nước, cơ chế thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; sớm nghiên cứu xây dựng, bổ sung cơ chế giám sát hoạt động giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán, điều tra… Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tổ chức thực hiện đầy đủ từng nội dung của quy chế cán bộ nhà nước công khai  các hoạt động của mình trước nhân dân (Chứ không phải là trước đại biểu “Lựa chọn” trong nhân dân) theo định kỳ, hoặc bất thường.
        Bên cạnh đó, cần nghiên cứu đổi mới chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức Nhà nước để họ an tâm thực thi công vụ, không nhận hối lộ, không muốn hối lộ, toàn tâm góp sức vào phát triển kinh tế - xã hội; nếu vi phạm sẽ bị xử lý rất nghiêm và liên quan đến sự mất còn vị trí công việc để họ tự lựa chọn, bất luận họ là ai, giữ cương vị nào. Làm được như vậy, chúng ta mới thu hút được tài năng thật sự vào làm việc trong các cơ quan nhà nước.
        Về công tác tổ chức cán bộ, phải nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của nhiệm vụ then chốt, cấp bách là xây dựng các tổ chức Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh mới có cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục, rèn luyện, sàng lọc cán bộ, Đảng viên phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Cần có những giải pháp kiên quyết để “Thực hiện rõ, thực hiện đúng, thực hiện đến cùng chế độ trách nhiệm cá nhân’, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; kiện toàn các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng, lãng phí đủ mạnh. Chú trọng phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan báo chí và nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; định hướng, tạo dư luận xã hội ủng hộ, bảo vệ, tôn vinh những cá nhân tiêu biểu trong việc phát giác, tố cáo, mạnh dạn đấu tranh phê phán các hành vi tiêu cực như tham nhũng, cơ hội, cục bộ, bè phái… trong các tổ chức thuộc hệ thống  chính trị. Có như vậy mới khắc phục tận gốc nguy cơ “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” từ trong nội bộ, thiết thực cũng cố xây dựng “Thế trận lòng dân” vững mạnh.
        Tổ chức tốt cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong toàn dân. Chia rẽ dân với Đảng và Nhà nước là một thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch nhằm ly tán “Lòng dân”. Để làm việc đó, chúng ráo riết thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá trên tất cả các lĩnh vực, với hy vọng làm cho nhân dân mất lòng tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, mục tiêu, lý tưởng của CNXH. Do đó cần tập trung làm tốt việc nghiên cứu tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận để khẳng định tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối đúng đắn, sáng tạo lãnh đạo công cuộc đổi mới của Đảng; lấy đó làm cơ sở để trang bị kiến thức chính trị - tư tưởng, tăng cường “Thế trận lòng dân” đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch một cách tích cực, chủ động. Quà trình đấu tranh phải thường xuyên nghiên cứu nắm vững âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; Lãnh đạo chỉ đạo tập trung thống nhất, tổ chức chặc chẽ lực lượng, phương tiện đấu tranh; Phân rõ cấp độ, phạm vi đấu tranh cho các cấp, các ngành… có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận bảo vệ Đảng và chế độ XHCN.
        Xây dựng “Thế trận lòng dân” vững chắc luôn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu và xuyên suốt, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo cơ sở nền tảng sức mạnh quân sự, quốc phòng của đất nước – nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.



                                    Thanh Liêm

2 nhận xét: