Sự việc Hoàng Đức Bình bị bắt, Linh mục Nguyễn Đình Thục - chủ chăn giáo xứ Song
Ngọc (huyện Quỳnh Lưu) đã kêu gọi các đối tượng quá khích gây rối “đòi thả người” dẫn đến gây ách tắc giao
thông trên Quốc lộ 1A diễn ra cách đây hơn nữa tháng, song tình hình dư luận
chưa hề lắng xuống mà ngày càng “nóng” lên.
Sự việc đã khiến các cơ quan báo chí tốn không ít giấy mực. Và chưa bao giờ, các
trang mạng xã hội lại “nóng” như những ngày giữa tháng 5, đầu tháng 6. Người ta
chỉ cần nhấn nút điện thoại mở facebook là tràn ngập những thông tin liên quan
đến vụ việc Nguyễn Đình Thục. Theo thống kê, số lượng người tra cứu Google với
từ khóa “Nguyễn Đình Thục” lên đến hàng triệu lượt trên một ngày. Thông tin xuôi
chiều có, trái chiều có. Tuy nhiên, ở góc độ của một đọc giả, xin đưa ra một số
ý kiến giải đáp sự thắc mắc, ngạc nhiên của mọi người dân quan tâm dư luận.
Như báo chí đã thông
tin, 10h30 ngày 15/5/2017, Hoàng Đức Bình bị cơ quan điều tra bắt tạm
giữ. Khi thông tin Hoàng Đức Bình bị bắt, Linh mục Nguyễn Đình Thục đã liên tục gọi điện thoại cho giáo xứ mình phụ trách
và các giáo xứ lân cận để trình bày sự việc cộng sản đã bắt “một người thường
xuyên” giúp đỡ Cha, đồng thời yêu cầu các giáo xứ cho người đến ứng cứu để đòi
“thả người bị bắt”. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Đình Thục
lại tiếp tục kích động đám đông cực đoan kéo ra bao vây, gây rối trước trụ sở
Công an huyện Diễn Châu và đã có những lời lẽ xuyên tạc về việc Công an Nghệ An
thi hành lệnh bắt tạm giữ Hoàng Đức Bình. Sự việc đã khiến rất nhiều người quan
tâm dư luận, đặc biệt là bà con giáo dân ngỡ ngàng đến khó tin.
Sự ngạc nhiên đầu tiên đến từ việc Hoàng Đức Bình bị bắt khi hắn
đang ngồi cùng chiếc xe Fortune màu đen với linh mục Nguyễn Đình Thục. Cùng đi
trên chiếc xe ấy - chiếc xe thường xuyên được Nguyễn Đình Thục sử dụng, còn có
Emily, một thành viên của tổ chức phản động Việt Tân. Đây là điều làm cho không
ít người ngỡ ngàng, khó tin.
Bà con giáo dân cũng cảm thấy rất lạ. Bình không
phải là người của giáo xứ; cũng không phải là người trong hội đồng mục vụ nhưng
sao thời gian qua cứ quanh quẩn trong giáo xứ?. Anh ta lại là người đã từng
gây loạn ở Sài Gòn, ở Hà Tĩnh nhưng sao nay lại đi chung xe với cha; phải
chăng Hoàng Đức Bình đang muốn thực hiện âm mưu gì ở giáo xứ?
Xin nói rõ thêm: Hoàng Đức Bình (SN 1983) tại xã Hưng
Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An không phải là cái tên xa lạ với các cơ
quan chức năng. Trong suốt thời gian dài từ khi ở TP Hồ Chí Minh đến khi trở về
Nghệ An, Hoàng Đức Bình thường xuyên có các hoạt động gây ảnh hưởng đến tình
hình ANTT trên địa bàn. Qua xác minh của cơ quan
điều tra, Hoàng Đức Bình đã có các hành vi vi phạm pháp luật như sau: Trong
thời gian sinh sống, làm việc tại TP HCM, Bình đã tham gia một số tổ chức, hội,
nhóm chống đối, như “NoU Sài Gòn”, “Phong trào Lao động Việt”. Ngày 25/12/2015,
Hoàng Đức Bình tiến hành rải tờ rơi tại TP HCM và bị Công an TP HCM bắt tạm giữ
24 tiếng, để điều tra hành vi rải tờ rơi lôi kéo người tham gia “Nghiệp đoàn
độc lập”; bị phạt vi phạm hành chính 24.000.000 đồng về hành vi vi phạm
quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất
bản phẩm (Điều 27, Nghị định 159/NĐ-2013 ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản), nhưng đối tượng Bình
không nộp phạt, trốn về Nghệ An.
Còn đối với Nguyễn Đình Thục, ngược dòng sự việc, chúng ta thấy
rằng Nguyễn Đình Thục đã nhiều lần kích động và cầm đầu những người quá khích
gây rối trật tự công cộng. Chính Nguyễn Đình
Thục từng là kẻ đứng sau vụ việc tổ chức bắt giữ, đánh đập người trái pháp luật
xảy ra tại thôn Trung Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cuông năm 2012, khi đang là
phó chánh của giáo xứ Quan Lãng, xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn. Điển
hình nhất là ngày 14/2/2017, lợi dụng việc đi khiếu kiện Formosa, Nguyễn Đình
Thục đã rao giảng kích động một số giáo dân mang theo băng rôn, cờ, gây mất
trật tự giao thông trên Quốc lộ 1A, phá hoại tài sản, chống người thi hành công
vụ. Chiều 24/4/2017, Nguyễn Đình Thục đã kích động và cùng một số giáo dân kéo
đến trụ sở Công an huyện Quỳnh Lưu đòi trả lại 2 bao tải hàng không rõ nguồn
gốc xuất xứ mà cơ quan chức năng đang tạm giữ để điều tra, xử lý. Và gần đây
nhất là sự việc của Hoàng Đức Bình bị bắt.
Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên bởi trong thời gian qua, những
phần tử này đã có quá trình móc nối, cấu kết với nhau để tạo ra không ít các
“kịch bản” nhằm kiếm tiền từ một bộ phận hải ngoại thiếu thông tin, thiếu thiện
chí, ngộ nhận. Và xâu chổi những sự việc trên, chúng ta có thể thấy rất rõ vai trò hậu thuẫn của Hoàng Đức Bình trong “kịch bản”
của Nguyễn Đình Thục. Trên facebook cá nhân của Hoàng Đức Bình và Bạch Hồng
Quyền và một số đối tượng quá khích khác, có rất nhiều hình ảnh thể hiện mối
quan hệ thân mật của các đối tượng với Thục.
Sự ngỡ ngàng, khó tin tiếp theo là việc một linh mục, theo đức tin
của đạo công giáo là người thay thế cho Đức Chúa trời, lại đi cấu kết, móc nối
với một kẻ phản động để chống phá Đảng, Nhà nước. Hình ảnh của linh mục mà mọi
người thường nghĩ đến là hình ảnh của sự thân thiện, bác ái, nhân văn, đem đến
những điều tốt đẹp, tươi sáng. Và trên thực tế, rất nhiều vị linh mục rất giữ
gìn phẩm hạnh, hướng đồng bào theo đạo công giáo có cuộc sống kính Chúa yêu
nước, tốt đời đẹp đạo, đời đời truyền nối và gìn giữ mối đoàn kết lương giáo
thuận hòa.
Tuy nhiên, linh mục Nguyễn Đình Thục đã không giữ được hình ảnh
tốt đẹp đó, mà hoàn toàn trái ngược. Nếu chịu khó tìm hiểu, chúng ta thấy rằng,
thời gian gần đây Nguyễn Đình Thục thường xuyên xuất hiện cùng những nhân vật
đến từ các tổ chức phản động mà Hoàng Đức Bình là một trong những kẻ đó. Mọi
người sẻ khó tin khi người mang sứ mệnh chăn dắt con chiên lại đi kết nối với
những kẻ luôn vênh vang, trơ trẽn trên bàn phím ảo, còn ngoài đời chỉ là những
kẻ bất hảo, chuyên lừa đảo, bịp bợm, hư trương thanh thế ảo.
Thật lạ khi người trông coi đạo lý công giáo lại móc nối với những
phần tử ô hợp chuyên sống cuộc đời ký sinh - tầm gửi bằng cách khai thác tối đa
lòng hận thù, gieo rắc sự kích động và bạo loạn để tạo khoảng cách để một số kẻ
xấu chi tiền.
Từ sự việc trên, với cương vị của một công dân nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thấy đáng buồn thay cho một số người nhẹ dạ, cả tin và
có cả kẻ quá khích, đã trở thành những “diễn viên” mù quáng cho những “kịch bản
đen”, bị biến thành công cụ kiếm tiền cho “đạo diễn” Nguyễn Đình Thục và các
phần tử phản động bằng các hành vi vi phạm pháp luật.
Liệu những người nghe theo lời kích động của Nguyễn Đình Thục có
biết rằng chính những việc làm phạm pháp đó rất có thể phải đối mặt với sự
trừng phạt nghiêm minh của pháp luật? Hay là họ không vượt qua được nỗi sợ hãi
nên phải nhắm mắt đưa chân, tự mình vào vai theo “kịch bản” xấu để nhận lấy tấn
bi kịch cho mình?
Dân gian ta có câu: “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo
giấy”. Còn những người theo danh ngôn cuộc sống họ bảo: “Hãy nói cho tôi biết
bạn anh là ai, thì tôi sẽ cho anh biết anh là ai”. Điều đó lý giải cho việc những
người cùng chuyến xe, ăn cùng mâm cơm với Nguyễn Đình Thục có mối quan hệ như
thế nào và việc vì sao mang danh linh mục, nhưng Nguyễn Đình Thục lại thường
xuyên xuất hiện tại những nơi tụ tập gây rối với những vẻ mặt thách thức,
nghênh ngang, những cách hành ngôn dị hợm, hống hách, xấc xược.
Tam Mao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét