Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐẢO GẠC MA NĂM 1988


Thời gian gần đây, số đối tượng tự xưng là “nhà dân chủ”, “nhà hoạt động” ở trong nước cùng với một số phương tiện truyền thông nước ngoài bằng tiếng Việt (BBC, RFA, VOA) lại rêu rao, xuyên tạc về sự kiện Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa với những cái gọi là “không mang vũ khí”, “lệnh cấm nổ súng”, “bưng bít thông tin mất Gạc Ma”, “Nhà nước ngăn cản tưởng niệm”... Đây thực chất là những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, quy chụp, nói xấu Đảng, Nhà nước, làm mất giá trị của công cuộc giữ biển, giữ đảo của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Có thể khẳng định một điều, không có chuyện “mất Gạc Ma do bộ đội Hải quân không dám nổ súng, vì một lãnh đạo cao cấp đã ra lệnh không được nổ súng trong bất kỳ trường hợp nào”, không có chuyện “Nhà nước bưng bít thông tin vụ 14/3/1988”. 
Ngay sau khi trận Gạc Ma 14/3/1988 xảy ra, Báo Nhân Dân và Báo Hà Nội Mới số ra ngày 15/4/1988 đã đăng tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nội dung có đoạn: “Tàu của ta đã buộc phải nổ súng để tự vệ. Trong khi đó họ lại đổi trắng thay đen, vu cáo tàu của Việt Nam khiêu khích vũ trang tàu chiến của Trung Quốc”.Thực chất tuyên bố này nói lên điều gì? Nếu các chiến sĩ Hải quân Việt Nam không được nổ súng thì tại sao Trung Quốc có 6 lính chết và 18 lính bị thương trong cuộc hải chiến đó?
Với quan điểm xử lý các vấn đề “Bình tĩnh, kiên quyết, khôn khéo xử lý, không nổ súng trước, không mắc mưu khiêu khích của đối phương”, đó là nguyên tắc ứng xử của bộ đội Hải quân Việt Nam trước các hành động gây hấn của Trung Quốc năm 1988 và các năm sau, cho đến tận ngày nay, thì tại sao lại nói rằng, bộ đội Hải quân không dám nổ súng, vì lệnh không được nổ súng trong bất kỳ trường hợp nào. Ở đây, “Không nổ súng trước” thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, sự đấu trí, đấu lực của bộ đội hải quân ta trước trò khiêu khích của hải quân Trung Quốc, khác hẳn “không được nổ súng”. Địch đã nổ súng giết chính đồng đội, cấp dưới của mình mà lại nói là không cho nổ súng thì hoàn toàn là bịa đặt. Không có bất cứ người chỉ huy nào lại để quân của mình làm bia cho quân thù bắn cả.
Nếu nói rằng, Nhà nước bưng bít thông tin vụ 14/3/1988 là hoàn toàn sai. Bởi ngay sau khi sự kiện ngày 14/3/1988 nổ ra, các cơ quan truyền thông của Việt Nam đã lên tiếng rất mạnh mẽ. Một điều nữa là, không phải chỉ khi có sự kiện 14/3/1988, mà ngay từ tháng 01/1988, khi Trung Quốc bắt đầu có các hành động chiếm đóng đá Chữ Thập, đá Châu Viên, báo chí và nhân dân Việt Nam đã liên tục, mạnh mẽ lên án hành động xâm lược của Trung Quốc.
Nhà nước và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên về sự kiện Gạc Ma năm 1988. Vào ngày 14/3 hàng năm, các cấp chính quyền và nhiều người dân đã và đang có những việc làm thiết thực như xây dựng Đài tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma; tổ chức thăm hỏi và tặng quà Cựu chiến binh và gia đình thân nhân các liệt sĩ Gạc Ma; Báo chí trong nước cũng đã đăng tải nhiều bài viết về sự kiện này…  Ấy vậy nhưng, một nhóm người vẫn chỉ nhằm lợi dụng sự kiện ngày đó để xuyên tạc, thóa mạ lịch sử. Chúng mới là những kẻ “nối giáo cho giặc” đáng bị lên án./.

 dung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét