Sau 14 ngày từ ngày 8/01 đến 21/01/2018, TAND Hà Nội mở phiên tòa xét
xử ông Đinh La Thăng và 21 người trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo (điều 165 Bộ luật Hình sự
1999) và Tham ô tài sản (điều 278 Bộ luật Hình sự 1999) xảy ra tại Tổng công ty
cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC.
Nắm bắt được dư luận cũng như nhu cầu tìm hiểu thông
tin của người dân về “Đại án Đinh La Thăng, Trịnh
Xuân Thanh và đồng phạm”, một số báo chí nước ngoài như Reuters, AFP,
Financial Times, AP, Washington Post của Mỹ, Dailymail của Anh, Deutsche Welle
của Đức, South China Morning Post của Trung Quốc đều dẫn nguồn tin từ các tờ
báo lớn tại Việt Nam để đưa tin một cách khách quan, trung thực những sai phạm
nghiêm trọng của ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm, ngoài ra
còn nhấn mạnh ông Đinh La Thăng là cựu Ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên của Việt
Nam phải ra hầu tòa, thể hiện nỗ lực lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng tại
Việt Nam. Đồng thời đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc rằng sẽ không có vùng cấm
trong chiến dịch chống tham nhũng, cho dù họ là ai, họ giữ vị trí nào, cũng sẽ
bị đưa ra xét xử.
Song bên cạnh đó các phần tử phản động trong nước, cùng
số lưu vong ở nước ngoài tiếp tục qua các trang thông tin cá nhân như (Gmail,
Yahoo, Facerbook, Blogger, Zalo..) Bằng các chiêu trò tạo dựng, phát tán các
thông tin, hình ảnh giả mạo, sai lệch, biến có thành không, biến không thành
có, thật giả lẫn lộn, để lôi kéo, hướng lái dư luận ngả theo quan điểm sai trái
của các thế lực thù định, phản động mà người đọc khó kiểm chứng hết được, ngoài
ra chúng ngụy tạo bằng chứng để vu cáo; tung tin thất thiệt, tạo dư luận xấu để
quy chụp do đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về
đại án như:
- Ngày 19/01/2018 trên Blogger của đài Châu Á tự do
RFA có bài “Lời xin
lỗi của Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và tư duy của quan chức Cộng sản”.
- Ngày
22/01/2018 trên Facerbook Việt Tân có bài “Những giọt nước mắt trước tòa” của
tên Phạm Nhật Bình mục
đính nói xấu lãnh đạo nhà nước; xuyên tạc Hiến pháp, pháp luật, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; đồng thời kêu gọi đòi dân chủ, nhân
quyền, kêu oan cho các đồng phạm của vụ án.
- Cùng
ngày trên trang BBC Tiếng Việt đăng bài “Xử ông Thăng nhưng có xử được cơ
chế?”, chúng cho rằng đây có lẽ là lần đầu tiên ở Việt
Nam có những vụ án mà đã được thu xếp để điều tra, sau đó lập cáo trạng và đưa ra xét xử với
thời gian ngắn kỉ lục. Nhất là với một vụ án được mệnh danh là "đại
án", thì đây phải nói là
một việc rất khác thường….
Quán triệt và
nhận thức đầy đủ rằng sau bốn ngày nghị án, sáng 22/01, HĐXX TAND TP Hà Nội đã
tuyên mức án 13 năm tù đối với bị cáo Đinh La Thăng, tù trung thân với bị cáo
Trịnh Xuân Thanh và các mức án khác cho các đồng phạm trong vụ án vì.
Các bị cáo tội Cố ý làm trái và Tham ô tài
sản là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật theo
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, căn cứ nghị quyết 41 ngày
20/6/2017 về việc áp dụng BLHS 2015 theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội
thì hành vi Tham ô tài sản của các bị cáo trong vụ án được áp dụng theo Điểm a,
Khoản 4, Điều 333 BLHS 2017 sửa đổi sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi
hành ngày 01/01/2018.
Đối với hành vi Cố ý làm trái: Các bị cáo
trong vụ án hầu hết đều giữ các vị trí chủ chốt trong tập đoàn có tầm quan
trọng hàng đầu của đất nước, được Nhà nước tin tưởng giao khai thác dầu khí,
nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia và thực hiện dự án công trình trọng điểm
trong đó có dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Tuy nhiên qua quá trình thực
hiện dự án nêu trên, lợi dụng cơ chế đặc thù và nhiều ưu đãi khác của Nhà nước
với PVN, vì các động cơ khác nhau, trên đó là lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Các
bị cáo trong đó đứng đầu là bị cáo Đinh La Thăng đã thực hiện hàng loạt các
hành vi sai phạm, làm trái các quy định của Nhà nước về lựa chọn nhà thầu, ký
kết hợp đồng để tạo nguồn vốn tạm ứng gây thiệt hại cho PVN số tiền đặc biệt
lớn.
Với hành vi Tham ô tài sản: Các bị cáo mà
đứng đầu là Trịnh Xuân Thanh -người đại diện phần vốn góp của PVN tại PVC, đã
cấu kết với nhau và các doanh nghiệp bên ngoài, lập hồ sơ, quyết toán khống để
chiếm đoạt số tiền rất lớn. Hậu quả của vụ án là rất nghiêm trọng, số tiền thiệt
hại 119 tỷ và 13 tỷ tham ô chưa nói hết tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ
án.
Ngoài các thiệt hại ban đầu đã được xác
định, việc làm sai trái của bị cáo đã tăng kế hoạch gấp đôi thời gian, hụt vốn
đầu tư hàng ngàn tỷ đồng… gây thất thoát vốn lớn của Nhà nước. Đây là những sai
phạm điển hình của PVN trong những năm vừa qua, thời điểm mà bị cáo Đinh La
Thăng giữ trọng trách cao của tập đoàn.
Thực tế cho thấy, bằng việc đầu tư, góp vốn
tràn lan, dàn trải, thiếu kiểm soát, mang tính lợi ích nhóm, đã dẫn tới việc
thất thoát vốn của Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng ở nhiều sự án khác, đó chính là
tiền đề cho tham nhũng, lãng phí, thất thoát xảy ra tại tập đoàn PVN. Không
những bị cáo Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong vụ án này mà còn kéo
theo hàng loạt cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn và các đơn vị thành viên
của PVN. Đau xót hơn, trong đó nhiều người có chức sắc, nhiều người từng là các
nhà khoa học trong ngành dầu khí, nhiều người từ đây đã tha hóa biến chất như
Trịnh Xuân Thanh là điển hình.
Hành vi phạm tội của các bị cáo nêu trên là
biểu hiện một phần tệ tham nhũng lãng phí, quan liêu, cục bộ, lợi ích nhóm.
Việc này không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn tác động xấu tới chính
trị - xã hội, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Vì vậy việc đưa vụ án này ra
xét xử thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc kiên quyết đấu tranh
phòng chống tham nhũng, lãng phí, thể hiện thượng tôn pháp luật, tỏ rõ thái độ
không khoan nhượng, không có vùng cấm với bất kỳ ai, dù họ ở cương vị nào, khi
vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi liên quan đến tội phạm tham nhũng
đều phải xử lý, tài sản phải được thu hồi, công lý phải được thực thi. Qua đó đã
củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước ta.
Tuấn Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét