Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

CHỦ QUYỀN VÀ NHÂN QUYỀN


Ngày 10-12-1948, tại Cộng hòa Pháp, Liên Hợp quốc đã công bố bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. Đây là một cột mốc lịch sử trong cuộc đấu tranh lâu dài của nhân loại vì các quyền tự do, dân chủ và các quyền cơ bản của con người. Tại Điều 29 của Tuyên ngôn nhấn mạnh đến các nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng để bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản ghi trong Tuyên ngôn.
Hiện nay, Oasinhtơn đã nhiều lần điều chỉnh chiến lược toàn cầu, nhưng có một điều không hề thay đổi là nhân quyền luôn luôn được đặt ở vị trí trung tâm của chiến lược đối ngoại của Mỹ thời hậu “chiến tranh lạnh”. "Báo cáo nhân quyền" hằng năm mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đã phơi bày trước mắt họ: sự ngạo mạn và thói áp đặt thô bạo của người tự phong cho mình sứ mệnh đặt chương trình nghị sự cho cả thế giới. Mọi thứ màn che bóng lộn của chủ nghĩa cường quyền Mỹ đã tự giật tung ! Oasinhtơn vẫn coi nhân quyền là hòn đá tảng trong các mối quan hệ quốc tế, thế nhưng, họ cứ một mực đòi áp đặt cho cả thế giới quan điểm, tiêu chuẩn của Mỹ về nhân quyền. Mỹ hầu như chẳng thèm đếm xỉa đến sự khác biệt trong nhận thức của từng quốc gia, dân tộc về chủ quyền và nhân quyền xuất phát từ những đặc điểm về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo. Gần đây họ còn tung ra luận thuyết mới cực kỳ nguy hiểm, là "nhân quyền cao hơn chủ quyền", lấy đó làm cớ để thực hiện “chủ nghĩa can thiệp mới". Kosovo đã trở thành cuộc thử nghiệm đầu tiên cho thứ chủ nghĩa can thiệp mới này. Nhiều nước đã khẳng định rằng, không chỉ về khía cạnh pháp lý quốc tế, mà còn cả về mặt thực tiễn thực thi nhân quyền, nước Mỹ hoàn toàn không đủ tư cách để lên lớp cho cả thế giới về nhân quyền.  Mỹ hiện có tới 235 triệu khẩu súng thuộc sở hữu cá nhân. Mỗi năm ở nước này xảy ra hơn một triệu vụ giết người bằng súng. Ở vương quốc "tự do" này, hiện đang có tới 6 triệu người thụ án tù. Chính Mỹ lại cũng là quốc gia thường xuyên gây chiến tranh, gieo rắc đau thương cho các dân tộc khác. Xâm hại độc lập, chủ quyền của các quốc gia khác chính là tội ác nhân quyền nghiêm trọng nhất.
Sẽ chẳng bao giờ có nhân quyền đích thực nếu chủ quyền dân tộc, quốc gia bị chà đạp. Chủ quyền dân tộc là nguyên tắc cốt lõi nhất cần phải được tôn trọng. Luật pháp Mỹ chỉ có giá trị trong biên giới nước Mỹ, không thể thay thế, không thể đứng trên hệ thống pháp lý quốc tế. Mang danh nhân quyền để chà đạp chủ quyền quốc gia đang tạo ra một nguy cơ thực sự trong thế giới hiện đại, áp đặt nhân quyền theo những tiêu chí và những mưu đồ riêng của mình, chính là sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất.

Bảo đảm nhân quyền là hiện thực hóa những giá trị chung nhất về quyền con người mà tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, dù với chế độ chính trị, tôn giáo, chủng tộc nào; trình độ phát triển ra sao cũng đều thừa nhận. Giá trị chung nhất đó thể hiện trước hết phải là quyền của tất cả các dân tộc, quốc gia được sống độc lập, tự do, bình đẳng với các quốc gia dân tộc khác. Ngoài ra, giá trị đó còn là quyền của các cá nhân được phát triển hài hòa trong một trật tự xã hội được thiết lập theo những quy chuẩn chung hưởng những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại phù hợp với điều kiện cộng đồng dân tộc mà mình chung sống./.  
hien

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét