Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

LUẬN ĐIỆU TẦM PHÀO: “NHÌN NGƯỜI, AI NGẪM ĐẾN TA”


Những ngày gần đây trên một số phương tiện thông tin và các trang mạng xã hội đang xôn xao bàn tán về đất nước nam Mỹ xa xôi: Venezuela vỡ nợ. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói khi một quốc gia cường-suy, thịnh-yếu, một chính phủ phá sản thay bằng chính phủ khác trên thế giới đâu phải hiếm thấy; vấn đề là lợi dụng vào câu chuyện diễn ra từ bên kia bán cầu, các thế lực thù địch, phần tử phản động ra sức công kích, bôi nhọ, chống phá Việt Nam với luận điệu xuyên tạc trắng trợn nhằm gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, đánh lừa dư luận thế giới-nhất là giới đầu tư ít thông tin về đất nước chúng ta; có thể trích dẫn như VOA tiếng Việt giật một tít rất thâm ý: “Venezuela: Nhìn người, ai ngẫm đến ta”, chúng cho rằng hệ quả quốc gia này vỡ nợ là do “công” của ông Hugo Chasvez - người đặc biệt ái mộ Kark Marx, Lê nin và vô vàn luận điệu xuyên tạc khác; như để khách quan trong bài viết chúng dẫn ra nhận định của các facebooker mối liên hệ giữa Việt Nam và Venezuela sau đó bỏ ngỏ vấn đề song ám chỉ: Sau Venezuela là Việt Nam. Qua đây, xin được trao đổi, làm rõ 3 vấn đề như sau:
Thứ nhất, về nợ công và trần nợ công; hiện tại Việt Nam có nguy cơ vỡ nợ không?
Thế nào là nợ công cao? Hiện nay Việt Nam đang có mức nợ công là 60%, vậy nó cao hay thấp nếu như so với 300% của Nhật Bản? Thật ra khái niệm cao nó nằm ở vế thứ 2 vỡ nợ, hay nói cách khác là khả năng trả nợ của một quốc gia. Nếu một quốc gia không có khả năng trả nợ thì dù bạn vay có 10% bạn cũng sẽ bị vỡ nợ đúng không? Hơi khập khiễng nhưng bạn có thể hiểu đơn giản như này: Một doanh nhân đang nợ ngân hàng hơn trăm tỷ đồng nhưng doanh nghiệp của anh ta có sức sản xuất cho doanh thu cả ngàn tỷ đồng so với người bình thường nợ ngân hàng vài ba chục triệu nhưng thu nhập không đủ chi cho cuộc sống thường nhật. Vậy nên khái niệm cao chỉ là tương đối.
Đang chịu mức nợ công 60%, vậy Việt Nam có khả năng trả nợ không? Đầu tiên phải chia khoản nợ đó thành 2 phần. Nợ chủ nợ trong nước và nợ chủ nợ nước ngoài. Nợ trong nước của Việt Nam khoảng 50% tổng nợ. Tức là 60 tỉ USD. Nợ nước ngoài là 60 tỉ USD còn lại, số này tập trung vào 3 đối tác chính là ADB, WB và Nhật Bản.
Khi nói về khả năng trả nợ thì điều đầu tiên cần nói là khả năng đàm phán giãn nợ. 50% nợ trong nước chủ yếu là do các ngân hàng trong nước nắm trái phiếu chính phủ. Mà ngân hàng trong nước thì có 4 ngân hàng lớn nhất thì đều nằm trong tay chính phủ, ngân hàng do nhà nước nắm chi phối chiếm 60% ~ 70% thị phần tài chính của Việt Nam. Nói cách khác, chính phủ chi phối hoàn toàn hoạt động của nền tài chính và ngân hàng của Việt Nam. Vậy bạn tin với khoản nợ trong nước ai mới là kèo trên trong đàm phán rồi chứ?
50% còn lại, thì Nhật Bản chiếm 35%, đối tác này có khả năng đàm phán cao nhất do Việt Nam có quan hệ chính trị rất tốt với Nhật Bản. Khó nhất là 2 đối tác WB và ADB, chiếm 43% (khoảng 25 tỉ USD) nợ của Việt Nam. Nhưng may sao Nhật Bản cũng lại là cổ đông lớn nhất của ADB. Vậy nếu trường hợp các đối tác này ép Việt Nam trả nợ thì sao? Chúng ta có vỡ nợ không hay nói cách khác dựa vào đâu chúng ta có thể trả được số nợ này? Xin thưa: Lợi nhuận của Viettel là 2 tỉ USD; Mobifone là 500 triệu USD; Petrolimex 800 triệu USD; Vinamilk là 500 triệu USD, ngoài ra còn một loạt tập đoàn nhà nước khác như Vietnam Airline, Vietcombank, Viettinbank, Arigbank, BIDV, Tập đoàn khoáng sản, Tập đoàn dệt may, Sabeco…Chỉ thuần túy lấy lợi nhuận hàng năm của các tập đoàn nhà nước thôi bạn có thể thấy nó hơn cả chục tỉ USD rồi, chưa kể dự trữ ngoại hối là 46 tỉ USD nữa, bạn nghĩ Việt Nam đủ khả năng trả khoản nợ 25 tỉ USD nếu WB và ADB đòi ngay trong 1 năm không? Huống chi giờ là đòi nhiều năm. 25 tỉ USD thì bỏ bèng gì, 120 tỉ USD muốn vẫn có khả năng trả được liền (dù cái giá là không nhỏ).
Vấn đề của Việt Nam không phải là vỡ nợ mà là vỡ trần nợ công, hai cái này khác gì nhau không? Xin thưa khác nhau lắm lắm, trần nợ công là do quốc hội đặt ra theo giai đoạn phát triển của đất nước, tùy thời điểm cao thấp khác nhau, ví như sau giai đoạn khủng khoảng kinh tế thế giới 2008-2014 thì trần nợ của Việt Nam kéo xuống thấp nhất có thể so với tốc độ phát triển. Tuy nhiên trần nợ công càng cao chính phủ càng vay được nhiều tiền, đầu tư công càng nhiều thì đất nước càng có điều kiện phát triển nhanh. Còn vỡ nợ chính là vay để đầu tư, chi tiêu nhưng không có khả năng làm ra để trả số tiền ấy. Thực tình thì vỡ nợ nói dễ nhưng không đơn giản, như Hi Lạp chẳng hạn, EU và Mỹ ép chứ không bao giờ để vỡ nợ cả, nợ nhà nước hoàn toàn khác với pháp nhân kinh tế, khi mà doanh nghiệp tuyên bố vỡ nợ thì chốt nợ thời điểm đó và bán tất cả tài sản, cả thế chấp và không thế chấp để trả nợ. Còn vỡ nợ nhà nước thì sao? Chủ nợ đâu có thể xiết nợ xe tàu máy bay được. Cái mất lớn nhất ở đây là uy tín với cộng đồng quốc tế tức là không thể giãn nợ hoặc vay mới, cái gì cũng phải “tiền tươi, thóc thật”. Cái được ở đây là “xù” trả lãi tiếp tục, hiểu đơn giản là vậy, do đó chủ nợ tầm quốc gia không bao giờ muốn và để con nợ vỡ nợ cả, vì vỡ là coi như mất trắng. Trần nợ công của chúng ta tự đặt ra để đảm bảo hiệu quả chi tiêu và an toàn tài chính lâu dài. Còn khả năng Việt Nam vỡ nợ trong tình hình hiện tại thì gần như bằng 0. Do vậy cứ yên tâm đầu tư, làm ăn nhé.
Thứ hai, Venezuela có phải là một nước Xã hội chủ nghĩa hay cộng sản?
Về góc độ chính thể, xin thưa ngay là KHÔNG. Venezuela không phải là một nhà nước Xã hội chủ nghĩa theo nghĩa của việc chính phủ và hiến pháp của nó có chính thức ràng buộc để xây dựng Xã hội chủ nghĩa hay không; không lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin chân chính làm nền tảng tư tưởng-tiêu chỉ đầu tiên, quan trọng nhất. Venezuela là một nước Cộng hoà liên bang nghị viện, cũng đa nguyên đa đảng đối lập như kiểu Mỹ. Chỉ là ở vị trí cao nhất, một đảng Xã hội chủ nghĩa, Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất của Venezuela, đã chiếm đa số ghế trong Quốc hội các năm 2000-2015 và hai vị Tổng thống thắng áp đảo của nước này thuộc về đảng này mà thôi.
Về góc độ kinh tế, Venezuela có nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa không? Câu trả lời cho điều này rõ ràng là KHÔNG. Năng động tích lũy vốn để thúc đẩy hoạt động kinh tế mà tìm kiếm lợi nhuận, hầu hết các doanh nghiệp được tư nhân hoá, mối quan hệ mức lương lao động vẫn được đặt ra và thậm chí cơ bản hơn... Venezuela vẫn hoạt động trong hệ thống thị trường tư bản chủ nghĩa toàn cầu. Chính phủ không can thiệp tới quá trình tích lũy vốn và các quá trình thị trường hoá; không tạo ra một bầu không khí tiêu cực và không chắc chắn cho doanh nghiệp dưới danh nghĩa chống tham nhũng và phục vụ nhu cầu của “nhân dân”; nhưng cũng không dựng lên một hệ thống mới để thay thế cho chủ nghĩa Tư bản, vì không thể thực hiện được một nhiệm vụ hoành tráng như vậy. Ít nhất Venezuela là một nền kinh tế hỗn hợp với các chính sách chống buôn bán của chính phủ, khiến thị trường bị bóp méo và chậm phát triển.
Khía cạnh Xã hội chủ nghĩa nhất của Venezuela là trong nhiệm kỳ tổng thống Chavez, lợi nhuận của Venezuela Petroleos de Venezuela SA. (một công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước), đã được sử dụng để tài trợ cho các chương trình xã hội. Chính sách của ông Chavez là dân túy, tăng trợ cấp xã hội dựa vào các nguồn lợi từ dầu hỏa. Nên khi dầu hỏa mất giá thì lập tức rơi vào thê thảm.
Thứ ba, có hợp lý khi so sánh Venezuela với Việt Nam?
Thật thiếu hiểu biết nghiêm trọng hoặc cố ý xuyên tạc mới đi so tình trạng của Venezuela, một nước hoàn toàn phụ thuộc vào múc dầu hỏa lên bán, không có sản xuất nổi một cuộn giấy vệ sinh với Việt Nam - nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất nhì thế giới, hơn gấp 30 lần chỉ trong hơn 20 năm. Thời điểm để làm mốc so sánh: 1989 (Việt Nam thực hiện mạnh mẽ đường lối đổi mới); 1994 (Hoa Kỳ bãi bỏ các lệnh cấm vận đối với Việt Nam); 2017 (thời điểm hiện tại). Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong vòng 28 năm và 23 năm qua, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Việt Nam tăng gấp 23,7 lần và 10,3 lần.
Cũng trong khoảng thời gian đó, các nước ASEAN tăng trưởng như sau: Thái Lan 4,7 lần và 2,5 lần; Singapore 5,0 lần và 2,5 lần; Malaysia 4,1 lần và 2,4 lần; Indonesia 5,5 lần và 3,5 lần; Philippimes 3,8 lần và 2,8 lần.
Đối với các nước có mức sống tương đương Việt Nam, mức thay đổi không quá 5 lần. Cụ thể: Bangladesh 4,7 lần và 4,3 lần; Nigeria 3,0 lần và 2,6 lần; Mozambique 2,2 lần và 2,6 lần.
Những nước đang phát triển và mới nổi trong châu Á tăng trưởng 10,6 lần và 8,6 lần. Hàn Quốc, quốc gia tạo nên kỳ tích ở châu Á, cũng chỉ tăng trưởng 5,2 lần và 2,9 lần. Cộng hòa Mandives, thiên đường du lịch của thế giới, cũng chỉ tăng trưởng 12,7 lần và 7,9 lần.
Theo Dự báo của PricewaterhouseCoopers (PwC), kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trung bình 5%/năm, trong vòng 34 năm tới. Với mức tăng trưởng cao nhất thế giới như vậy, GDP của Việt Nam (tính theo phương pháp ngang giá sức mua - PPP) sẽ vượt Canada, Italia và lọt Top 20 thế giới. Đây là nội dung trong Báo cáo “Trật tự thế giới toàn cầu sẽ thay đổi ra sao đến năm 2050” được PwC công bố hồi tháng 02/2017. Mà PwC là một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. Nhóm này được gọi là Big 4 (KPMG, Deloitte, Ernst & Young, PricewaterhouseCoopers) và luôn dự báo kinh tế theo phương pháp khoa học.
Việt Nam còn là nước xuất khẩu và thâm hụt thương mại với Mỹ số 1 ở Đông Nam Á. Việt Nam xuất siêu theo con số tuyệt đối vào Mỹ đứng thứ 6, trên cả Hàn Quốc (32 tỉ so với 28 tỉ). Xét về thâm hụt thương mại trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, Việt Nam (61%) đứng nhì chỉ sau Ireland (65%), cao hơn cả Trung Quốc (59%), Nhật Bản (35%) và Hàn Quốc (25%).
Thực lực của đất nước chúng ta ngày càng giàu mạnh, quyết tâm chống tham nhũng, diệt nội xâm ngày càng rõ nét với hình tượng “lò đã nóng lên rồi” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, tiếng nói và uy tín Việt Nam ngày càng được bạn bè quốc tế tin tưởng, ủng hộ. Không đơn giản gì đại biểu 21 nền kinh tế hùng cường lại “chụm đầu” bàn việc đại sự của nhất giới thế tại quốc gia cộng sản trong tuần lễ APEC 2017 vừa qua, các nguyên thủ hàng đầu thế giới như tổng thống Putin, Trump, TBT-Chủ tịch nước Tập Cận Bình…sánh bước cùng Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong một không gian thanh bình, sang trọng giàu lòng mến khách của nước chủ nhà. Thử hỏi nếu sắp vỡ nợ thì các nước còn đến Việt Nam vui vẻ, thân thiện? Việt Nam có nhận được những hợp đồng kinh tế quốc tế lớn như vậy nữa không? Một người làm ăn lên chức tổng thống Mỹ như anh Trump có hỉ hả, sốt sắng, đặc biệt ưu ái đến vậy với Việt Nam trong tour Asia kì này (theo Forbes) vừa vừa qua? Có lẽ không khó để trả lời những câu hỏi này./.
                                                         Trọng Phú
                                                          


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét