Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, sự suy thoái
về tư tưởng, chính trị đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước ta đã và đang diễn ra mạnh mẽ,
quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực. Nhận được sự quan tâm, đồng tình, ủng hộ,
hưởng ứng của đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, tạo dựng được
niềm tin với nhân dân. Thế nhưng trên trang danlambao vẫn có người
cố tình xuyên tạc làm sai lệch vấn đề, điển hình là bài viết “củi, lửa, lò và
cháo lú”, của tác giả Kông Kông. Nội dung bài viết gieo rắc những tâm
lý hoài nghi, bi quan, dao động về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của
Đảng, Nhà nước ta sẽ không đem lại kết quả gì, và sẽ không đi về đâu. Xin được bày
tỏ quan điểm của bản thân đối với luận điểm trên như sau:
Một là, Kông Kông đã phủ nhận những cố gắng và quyết tâm chính trị của
Đảng, Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Kông Kông cho rằng: Những hành động, việc làm của
Đảng, Nhà nước ta trong đấu tranh, phòng, chống tham nhũng giống như những cây
củi ở trong rừng, có thực tâm chặt cũng không xuể ngoại trừ lâm tặc. Đây chỉ là
ý kiến cá nhân chủ quan, trên thực tế những gì đang diễn ra đã chứng minh, bác
bỏ hoàn toàn những nhận định, ví von viển vông, xa rời thực tiễn về cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta của Kông Kông.
Có thể nói từ sau Đại hội XII của Đảng đến nay, Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã
trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái trong Đảng
và bộ máy nhà nước và đã đạt được những kết quả cụ thể, tích cực, bước đầu đem
lại niềm tin cho nhân dân. Chưa bao giờ công cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng lại diễn ra quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả như bây giờ; không nể nang, không
khoan nhượng và không có “vùng cấm” trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng nhấn mạnh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào,
xu thế của cả xã hội. “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
không phải lẻ tẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một
xu thế, làm có bài bản, phân công cơ quan nào làm, kết quả thế nào, bao giờ
xong. Đây là kinh nghiệm rất quý. Tạo ra được xu thế, được phong trào mới là cơ
bản”. Theo đó, đã có không ít quan chức nhà nước, quan chức các doanh nghiệp
nhà nước, từ sản xuất kinh doanh đến tài chính ngân hàng… lần lượt bị kỷ luật,
bị khởi tố, bắt giam hoặc bị kỷ luật tước hết các chức vụ. Đã có không ít cán
bộ tha hóa biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bị vạch mặt, chỉ tên;
nhiều cán bộ sai phạm bị xử lý hoặc đang đứng dưới “thanh bảo kiếm” của kỷ luật
Đảng và pháp luật của Nhà nước. Có thể nói việc xử lý kỷ luật một số cán bộ cấp
cao đương chức và các cán bộ khác là minh chứng cụ thể cho quan điểm không có
“vùng cấm” trong xử lý các vụ tham nhũng, được khẳng định rõ trong các nghị
quyết của Đảng; thể hiện nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật, xóa đi những “thành ngữ” như “hạ cánh an toàn”, “tắm từ vai tắm xuống”.
Hai là, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã nhận được đồng thuận
của đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đây là thực tế
không thể phủ nhận và bác bỏ, luận điệu cho rằng, cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta giống như nồi cháo với đủ thứ gia vị, người ăn
ngon miệng, nhai nuốt cho nhiều rồi dần dà trở nên lú lẫn là hoàn toàn sai
trái, phản động, vô căn cứ, xuyên tạc các vấn đề chính trị, xã hội của đất
nước. Từ sau Đại hội lần thứ XII của Đảng đến nay, UBKTTW đã tiến hành tới 16
kỳ họp, đã xem xét đề nghị xử lý những vi phạm của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ
đạo Tây Nam Bộ giai đoạn 2011 – 2016; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với
Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và một số cá nhân; xem xét,
thi hành kỷ luật Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim
Thoa; hay việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú; đại gia ngân hàng Trần Bê bị bắt và
mới đây nhất Đảng ủy Khối Dân chính Đảng (Thành ủy TP Cần Thơ) đã ký quyết định
khai trừ khỏi đảng đối với 7 cựu Thanh tra giao thông về hành vi nhận hối lộ
với số tiền khoảng 4 tỷ đồng, Nguyễn Xuân Anh-Bí thư thành ủy Đà Nẵng… Những dẫn
chứng trên đã thể hiện quyết tâm của Đảng ta trong cuộc đấu tranh phòng chống
tham nhũng, không có “vùng cấm”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại tại Phiên
họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày
31/7/2017 đã nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy.
Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào
cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn
không làm cũng không thể được, thế mới là thành công.
Như vậy cuộc
chiến chống tham nhũng chắc chắn còn nhiều cam go, gian nan phía trước. Để
chống được căn bệnh này phải sử dụng liều thuốc mạnh, và cần một tinh thần đoàn
kết thống nhất cao trong Đảng, Nhà nước và nhân dân. “Lò đã nóng, củi tươi cũng
phải cháy” đang trở thành một mệnh lệnh, lời hiệu triệu cho một quyết tâm không
gì lay chuyển. Quyết tâm từ người “nhóm lửa” ấy đang tạo ra một luồng gió mới,
một khí thế mới, tạo nên động lực mạnh mẽ cho chúng ta trong cuộc đấu tranh
phòng chống tham nhũng ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn./.
Trí Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét