Vừa
qua, làng “dân chủ” Việt trở nên nhốn nháo khi nghe tin Phạm Đoan Trang, Trương
Dũng, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Quang A bị cơ quan an ninh Hà Nội triệu tập sau
khi tham gia phân họp chuẩn bị cho phiên Đối thoại nhân quyền được tổ chức hàng
năm. Chẳng rõ tin tức chính xác đến đâu, nhưng ngay sau đó, trên các trang mạng
phản động rầm rộ đưa các bài viết tường thuật lại buổi làm việc với công an của
các nhà “dân chủ”, thậm chí Trương Dũng còn làm hẳn 2 kỳ để viết về “cuộc đấu
trí cân não” giữa y và cán bộ công an như trong tiểu thuyết.
Theo
sự miêu tả của Đoan Trang, Trương Dũng, cuộc làm việc với công an như một cuộc
đấu trí không cân sức, khi các nhà dân chủ một mình phải đấu lý với 4,5 công an
một lúc. Mặc dù thừa nhận là không bị đánh đập, tra tấn gì, nhưng các nhà dân
chủ cho rằng luôn bị áp lực khi các chiến thuật “công não” bài bản của công an.
Họ đưa ra câu hỏi liên tục, xoáy sâu vào hoạt động liên quan tới Hội anh em dân
chủ, làm việc với các tổ chức nước ngoài,… thậm chí, những câu chuyện vu vơ cũng
đều có ý đồ. Nhưng cuối cùng, (theo các tự truyện), chiến thắng vẫn thuộc về
các nhà dân chủ khi rành mạch nói về các vấn đề với một sự tự tin nhất định,
vượt qua các cuộc đấu tình, đấu lý, và lực lượng công an trở nên bất lực, buộc
phải thả họ về.
Đó
là lời của Đoan Trang, Trương Dũng; chứ sự thật thế nào thì rất khó kiểm chứng
vì mấy anh công an cũng chẳng nhàn rỗi đến mức lên mạng phản bác lại chúng. Chỉ
biết rằng, tự truyện của anh chị “dân chủ” nào cũng đẹp, cũng anh dũng, hiên
ngang đấu lý, bảo vệ hành động của mình và tổ chức; tuy nhiên chỉ vài ngày sau
khi bị bắt, người ta lại thấy một video nhận tội với những lời ăn năn, hối lỗi
nhất của họ trên mạng Internet với cơ quan điều tra, xin xỏ sự khoan hồng của
pháp luật trước những hành động mình gây ra, giống như trường hợp của Trần Thị
Xuân, Lê Công Định,… trước đây. Cùng với đó, là bản kê khai đầy đủ hoạt động
của mình và đồng bọn, nhận tiền của ai, nhận sự chỉ đạo của tổ chức nào đầy đủ
không sót ai, thậm chí, còn khai thêm đồng bọn nhằm “lập công” với cơ quan điều
tra. Đến lúc đấy, dư luận mới thấy rõ được bản chất “anh hùng” của các nhà dân
chủ Việt.
Vậy
mục đích các đối tượng đưa câu chuyện mình làm việc với cơ quan công an lên
mạng làm gì. Điều này không làm nhằm gì khác ngoài đánh bóng tên tuổi của bản
thân, nhằm cho các tổ chức bên ngoài thấy được khả năng của mình, cũng là cách
để “lấy số” với các đối tượng khác, qua đây để PR bản thân nhằm lấy thêm tiền
tài trợ từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động chống đối của các đối tượng .
uy
cho cùng, đó chỉ là vở tuồng xưa diễn lại của các nhà dân chủ Việt mà thôi!
Thanh Huyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét