Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

CHIÊU TRÒ CHỐNG PHÁ CỦA CÁI GỌI LÀ "TỔ CHỨC SÁNG KIẾN PHÁP LÝ VIỆT NAM”

 

Gần đây cái gọi là “tổ chức Sáng kiến Pháp lý Việt Nam” xuyên tạc việc cơ quan chức năng Việt Nam và giam giữ đối tượng Phạm Đoan Trang “là hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận một cách trắng trợn”, “tấn công vào nền tự do báo chí và hoạt động báo chí độc lập”. Đây là sự xuyên tạc, “đổi trắng thay đen”, họ đưa ra yêu sách đòi “phải trả tự do ngay lập tức” cho đối tượng này.

Tổ chức này ngụy biện với nhiều lý do để gắn cho các đối tượng chống đối như Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức cái “mác” nào là “nhà báo độc lập”, “nhà bảo vệ nhân quyền”… mà lơ đi những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng này đang bị điều tra hoặc đã bị truy tố, xét xử, kết án theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Phạm Đoan Trang từng làm việc tại một số cơ quan báo chí trong nước, được đánh giá có năng lực, có khả năng viết tốt, song lại đi ngược lại với lợi ích của người dân và đất nước. Điều này thể hiện rõ trong nhiều bài viết, nhiều cuốn sách của Phạm Đoan Trang như: “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”... tất cả đều xuất bản “chui”, vi phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

Đầu tháng 10/2020, Phạm Đoan Trang bị khởi tố, tạm giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ra Quyết định phê chuẩn các Quyết định của Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang.

Hành vi vi phạm pháp luật của Phạm Đoan Trang quá rõ ràng. Thế nhưng, cái gọi là tổ chức Sáng kiến pháp lý Việt Nam, được đăng ký hoạt động tại Mỹ, cũng như nhiều tổ chức, hội nhóm phản động, thù địch đã cố tình bóp méo, xuyên tạc hòng nhằm tới mục đích chống phá nước ta. Chúng ta khẳng định vấn đề tự do ngôn luận nói chung, tự do báo chí nói riêng, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Trong các luật được ban hành thời gian gần đây, như Luật Báo chí (năm 2016); Luật Tiếp cận thông tin (năm 2016); Luật An ninh mạng (năm 2018)…, vấn đề tự do ngôn luận luôn được tôn trọng và bảo đảm.

Đương nhiên, Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, mỗi công dân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật quốc gia mình về những gì đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất cứ ai vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của Pháp luật. Vì thế, chúng ta kiến quyết đấu tranh vạch trần thủ đoạn của các đối tượng phản động đưa ra những luận điệu mượn cớ quyền tự do ngôn luận, bóp méo sự thật, để bênh vực cho những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam như Phạm Đoan Trang thời gian vừa qua./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét