Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tác động tiêu cực tới chế độ xã hội chủ nghĩa


Một số người bàn luận, muốn tìm hiểu hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong điều kiện cụ thể ở nước ta? Theo tôi hiểu và trao đổi một số thông tin.
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có thể diễn ra ở những quy mô, mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung dù ở mức độ, quy mô, phạm vi nào thì cũng đều gây ra những tác hại đối với chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhất là đối với sự tồn vong của chế độ XHCN nói chung và chế độ XHCN ở Việt Nam nói riêng. Mức độ gây hại của nó phụ thuộc vào tính chất, mức độ, phạm vi của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, nhất là trong tổ chức Đảng, Nhà nước, trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ những bài học về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở các nước Đông Âu và Liên Xô thập kỷ 80 thế kỷ XX cho thấy, hiện nay ở nước ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang diễn ra ở các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sẽ làm cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dần trượt sang nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa; làm cho hệ thống chính trị suy yếu dần và có thể dẫn tới tình trạng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, nền chuyên chính vô sản chuyển dần sang nền chuyên chính tư sản; nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc sẽ bị chuyển dần sang văn hóa thực dụng kiểu phương Tây.
Những hạn chế, bất cập, yếu kém trên các lĩnh vực của đời sống xã hội do sự tác động của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, sẽ làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, vào vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và tính ưu việt vốn có của chế độ XHCN. Những vấn đề trên nếu xuất hiện ngày càng phổ biến, tất yếu dẫn đến nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ XHCN ở nước ta sẽ trở thành hiện thực. Mặt khác, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống chính trị, nhất là trong tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân sẽ dần làm suy yếu chế độ XHCN. Vì vậy, cần phải có chủ trương, giải pháp tích cực, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Khi trận địa tư tưởng được củng cố vững vàng, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước thì chắc chắn chế độ XHCN sẽ được giữ vững.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét