Thời đại
ngày nay, cùng
với sự phát triển lớn mạnh của
Internet và mạng xã hộị, thông tin được truyền tải nhanh hơn và đến được
với rộng rãi mọi người, nó không còn giới hạn ở địa
phương, lứa tuổi, giới tính, ngành nghề.... Việt Nam là đất nước đứng thứ 16 trên 20 quốc gia có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới (số lượng thuê bao di động đạt xấp xỉ 132 triệu).
Trong số đó, tỷ lệ người dùng mobile để
truy cập vào mạng Internet được đánh
giá là cao hơn cả, chiếm khoảng 2/3 so với các thiết bị khác. Có 94% người sử
dụng phương tiện mobile ở Việt Nam để vào mạng Internet; số người vào mạng Zalo
là cao nhất (chiếm 80%), tiếp theo đó là Facebook Messenger (chiếm 73%), Viber
khoảng 40%, Skype khoảng 37%,
Line là 18%... và sau đó là YouTube, Tango, VVebchat...
Đi cùng với những hữu ích do mạng
xã hội mang lại là những thông tin đa chiều,
thậm chí có nhiều thông tin xấu
độc, thông tin gây nhiễu loạn... làm cho người
truy cập không thể nào phản biệt được
đâu là thông tin chính xác,
gây tâm lý hồ nghi trong số đông người tiếp nhận. Cùng một sự việc xảy ra, các số liệu mà các trang mạng
đưa thông tin đến với người truy cập rất khác nhau, có thông tin đúng, có thông tin gần đúng, và có cả những thông tin
giật gân dùng để câu like... vấn đề quan trọng ở đây là người truy
cập tiếp nhận và
hiểu, thông báo, xử lý, phản hồi thế nào mới là điều đáng nói. Điều đó đòi hỏi
người tiếp nhận thông
tin phải có quan điểm, lập
trường hết sức rõ ràng và đúng đắn.
Tuy nhiên, đó cũng chính là phương tiện để một số phần tử phản động, bọn bồi bút, cơ hội chính
trị, các phần tử bất mãn chế độ cũng lợi
dụng vào đó để tung tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận và chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ.
Việc lợi dụng các trang mạng xã hội để phục vụ mưu
đồ đen tối của các phần tử xấu là không thể tránh khỏi.
Mong rằng mọi người khi tiếp nhận thông tin cần tỏ rõ quan điểm, thái độ đúng đắn, cần tránh những phản hồi tiêu cực từ việc tiếp nhận các luồng
thông tin nhiễu loạn đó./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét