Những quan điểm sai trái trên mạng internet có
khả năng ảnh hưởng nhanh, rộng đến nhiều đối tượng. Thời gian qua không ít
thông tin trên mạng đã gây hoài nghi, hoang mang trong xã hội, trong đó có cả một
bộ phận quân nhân, gây mất phương hướng, sa sút niềm tin, làm suy giảm vai trò
lãnh đạo của Đảng.
Các tổ chức phản động người Việt hải ngoại và
các phần tử cơ hội chính trị chống đối ở trong nước chưa
bao giờ clại ráo riết, điên cuồng chống phá cách mạng nước ta trên mạng
Intrenet như thời điểm này. Các thế lực thù địch tăng cường truyền
bá các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá trên các báo điện tử, trang tin
điện tử, blog cá nhân; thúc
đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng ta; xuyên tạc,
phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, thân thế sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ
Chí Minh; bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao và chia rẽ đoàn kết nội bộ nhằm
làm giảm niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng.
Để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống quan
điểm sai trái trên mạng internet, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng, ổn định
niềm tin của nhân dân cần quán triệt và thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
Tăng cường
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước với hệ thống thông
tin đại chúng nói chung, internet nói riêng. Định hướng chính trị cho các cơ
quan thông tin đại chúng, chỉ rõ những vấn đề cần đấu tranh, những nội dung cần
đi sâu phân tích lý giải, những mục tiêu cần phải đạt tới nhất là đối với các cổng
thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước. Kiểm tra không để lọt các bài, các ấn
phẩm có nội dung xấu xuất hiện trên các trang mạng chính thống. Đổi mới tổ chức
quản lý thông tin, để khai thác có hiệu quả những lợi ích của thông tin đem lại,
đồng thời ngăn chặn thông tin độc hại của “diễn biến hòa bình”. Đòi hỏi phải sớm
hoàn thiện các văn bản pháp luật, quy định, cơ chế chính sách về thông tin, quy
chế bảo mật, kỷ luật phát ngôn cũng như trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong
phát hiện đấu tranh chống các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.
Tuyên
truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, của các tầng lớp
nhân dân, của cư dân mạng, các quân nhân trong. Phải tập trung giáo dục, tuyên
truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho toàn dân thấy được chống “diễn biến
hòa bình” là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc quyết liệt, toàn diện
trên mọi lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh, đối
ngoại từ đó tích cực tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động phá hoại tư
tưởng của các thế lực thù địch.
Phát huy
sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia chống “diễn biến hòa bình” trên mạng
internet. Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này phải huy động toàn xã hội,
toàn dân tham gia; khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng, ý
thức tự giác, thành hành động tích cực trong phê phán, đấu tranh chống quan điểm
sai trái. Tổ chức lực lượng trong các cơ quan chính quyền, cơ quan quân đội,
công an các cấp và trong các tổ chức chính trị, xã hội… thực hiện thường xuyên
nhiệm vụ đấu tranh chống quan điểm sai trái trên mạng internet. Nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin đại chúng, trong đó đặc biệt chú trọng
đến chuyên gia, các nhà lý luận về tư tưởng chính trị chuyên đấu tranh, phản
bác các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet, am hiểu và
ứng dụng tốt công nghệ thông tin. Không để các thế lực thù địch phá hoại về tư
tưởng chính trị, tăng cường công tác quản lý nội bộ, không để địch lợi dụng,
cài cắm.
Định hướng
tư tưởng, hướng dẫn nhận thức, tạo thành dư luận xã hội tích cực nhằm thực hiện
các nhiệm vụ chính trị xã hội, nâng cao khả năng chống “tự diễn biến”, khả năng
“tự đề kháng” với những âm mưu “diễn biến hòa bình”. Giành quyền chủ động cung
cấp thông tin để nắm quyền chủ động chi phối các hiệu ứng xã hội của thông tin.
Đổi mới
hình thức, phương pháp đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” bằng cách mở rộng
các phương thức thông tin truyền thông đa dạng, phong phú, sinh động, giàu sức
thuyết phục. Tránh sự đơn điệu, trùng lắp và một chiều, kết hợp nhiều thể loại,
nhiều hình thức. Việc đấu tranh phải tiến hành thường xuyên, xác định rõ những
trọng tâm, trọng điểm để phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, kịp thời phản
bác những quan điểm tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch. Sử dụng các
website, blog hoặc các mạng xã hội như: facebook, twitter để tuyên truyền đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, qua đó tạo diễn đàn tham gia trao đổi,
tranh luận, trực tiếp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên
không gian mạng là cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp, lâu dài và cũng là nhiệm
vụ cấp bách phải làm ngay. Muốn đấu tranh có hiệu quả cần nắm chắc các nguyên tắc,
kết hợp các giải pháp và hình thức đấu tranh phù hợp, phát huy sức mạnh của cả
hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét