Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

Tự do báo chí ở Việt Nam: Sự thật không thể phủ nhận

 

Những năm qua, trong các báo cáo thường niên, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) luôn có những nhận xét, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan, thậm chí xuyên tạc, bóp méo vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Năm nay cũng không ngoại lệ, ngày 3-5 vừa qua, RSF đã ra cái gọi là “Báo cáo tự do báo chí năm 2022”, trong đó xếp Việt Nam đứng thứ 174/180 quốc gia. Ăn theo cái báo cáo này, một số trang tiếng Việt ở hải ngoại thiếu thiện chí với Việt Nam như BBC, RFA, VOA... và những trang mạng xã hội của các tổ chức phản động, chống phá Việt Nam thi nhau đưa tin, viết bài xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt Nam.

Những luận điệu xuyên tạc

Đưa tin về việc RSF ra cái gọi là “Báo cáo tự do báo chí năm 2022”, BBC giật tít: “Tự do báo chí: RSF tiếp tục xếp Việt Nam trong 10 nước tệ nhất”. Bên cạch việc đưa tin RFS xếp Việt Nam, từ vị trí 175 (năm 2021), được xếp vị trí 174 trên 180 nước vào năm nay, BBC cũng không quên bình luận: “Tuy nhiên đáng chú ý là Việt Nam lại có số lượng nhà báo, nhà hoạt động bị ngồi tù vì viết bài trên mạng xã hội lại rất lớn (41) so với các nước thuộc ASEAN khác như Indonesia (1), Thái Lan (2), Campuchia (3) và Lào (5)”. Trang tiếng Việt này cũng không quên xuyên tạc bản chất vụ việc xét xử đối tượng Phạm Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. BBC còn viện dẫn những thứ được gọi là “Giải tự do truyền thông”, “Giải thưởng Homo Homini”, giải thưởng của chính RSF… cho đối tượng Phạm Đoan Trang như để minh chứng cho việc không có tự do báo chí ở Việt Nam.

Giống như BBC, RFA cũng đưa tin đậm nét về cái gọi là “Báo cáo tự do báo chí năm 2022” của RSF. Trang tin này giật tít: “Việt Nam xếp gần cuối bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2022”. RFA còn đưa ra các chỉ số cụ thể như, “chỉ số chính trị ở hạng 173, chỉ số kinh tế xếp hạng 176, chỉ số lập pháp 172, chỉ số xã hội 170 và chỉ số an ninh 170...”. Trong một bài viết liên quan, RFA giật tít: “Tự do báo chí ở Việt Nam "rất ổn định ở nhóm chót bảng xếp hạng"”. Trong bài viết này, RFA dẫn báo cáo của RSF xuyên tạc rằng: “Các phương tiện truyền thông chính thống của Việt Nam bị Đảng Cộng sản kiểm soát chặt chẽ khiến nhiều phóng viên và blogger độc lập bị bỏ tù”; “Bộ máy đàn áp của Nhà nước bỏ tù tất cả nhà báo xuất phát từ xã hội dân sự, chẳng hạn như Báo Sạch, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, hay bà Phạm Đoan Trang, người được trao Giải Tự do Báo chí RSF năm 2019”... 

RFA còn lấy ý kiến của một số đối tượng phản động đang sống lưu vong ở nước ngoài như Nguyễn Gia Quốc, Trịnh Hữu Long. Và dĩ nhiên, những đối tượng này lại có cơ hội để xuyên tạc tự do báo chí ở Việt Nam. 

Ngoài ra, RFA còn trắng trợn xuyên tạc rằng: “Ngoài đàn áp những người làm truyền thông độc lập, Bộ máy kiểm duyệt còn thực hiện một số biện pháp khác để hạn chế Tự do báo chí ở Việt Nam, ví dụ như trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách "chống lưng" cho việc lan truyền tin giả, hay định hướng dư luận bằng những thông tin “giật gân””…

Còn VOA thì đưa tin: “Việt Nam tiến 1 bậc trên Chỉ số Tự do Báo chí dù bỏ tù thêm nhiều nhà báo”. Trang tin này còn cho rằng: “Dù tiến hơn một bậc so với những năm trước đó, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới, tức danh sách đỏ của bảng chỉ số, gồm những nước có tình hình báo chí “rất tồi tệ””. VOA bình luận, “việc Việt Nam “nhích” một bậc trên bảng Chỉ số của RSF không phản ánh đúng thực tế về “tình trạng tự do báo chí tồi tệ” ở Việt Nam”…

Liệu những nhận xét, đánh giá, thống kê của RSF hay những bài viết, phân tích, bình luận của BBC, RFA hay VOA có phản ánh thực chất, khách quan vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam? Hay đây chỉ là những chiêu trò của các thế lực thù địch với Việt Nam, cố tình xuyên tạc nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Việt Nam. Điều đó không khó để nhận ra khi quy chiếu thực tiễn đời sống báo chí ở Việt Nam với quan điểm của cộng đồng quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, năm 1966 về tự do báo chí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét